Nhiều máy phẫu thuật robot có tổng trị giá vài trăm tỷ đồng phải ngừng hoạt động do chi phí vận hành quá cao, vướng pháp lý… trong khi nhiều bệnh nhân đang chờ từng ngày để được chụp chiếu, phẫu thuật.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hợp tác với doanh nghiệp đưa robot Mako và Rosa vào phẫu thuật khớp và thần kinh sọ não từ năm 2017.
Nó giúp các bác sĩ phẫu thuật với sự xâm lấn tối thiểu, mất máu ít, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau phục hồi. Đặc biệt, phẫu thuật bằng robot có độ chính xác gấp 3 lần so với thay khớp gối bằng tay và cho phép mổ nội soi những ca bệnh thần kinh khó, đòi hỏi độ chính xác cao.
Đáng chú ý, hai máy này có giá thực tế 7,4 tỷ đồng, song Bệnh viện Bạch Mai phải mua giá 39 tỷ đồng và 44 tỷ đồng (bị đội giá gấp nhiều lần) do một số cá nhân sai phạm. Từ đó, một ca phẫu thuật theo thiết bị này chỉ khoảng 4 triệu đồng nhưng đã bị đội lên thành 23 triệu đồng.
Hiện cả hai robot bị niêm phong vì là tang vật vụ án nâng khống giá từ tháng 8/2020.
Hồi năm 2017, giá một ca phẫu thuật khớp bằng robot Mako tại Bệnh viện Bạch Mai vào khoảng hơn 40 triệu đồng, trong khi tại Anh hoặc Mỹ, chi phí cho một ca mổ tương tự là 17.000-20.000 USD (chưa tính chi phí ăn ở, đi lại).
Tình trạng ”đắp chiếu” các robot đã khiến bệnh nhân mất cơ hội tiếp cận kỹ thuật cao, hoặc phải tốn hàng trăm triệu đồng ra nước ngoài để mổ bằng phương pháp này.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, ngoài hai robot kể trên còn rất nhiều thiết bị trong diện liên doanh liên kết, xã hội hóa, máy đặt cũng đang “đắp chiếu”.
https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/thiet-bi-y-te-o-bv-bach-mai-duoc-nang-hang-chuc-ty-dong-nham-moc-tui-benh-nhan.html
Tại Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, ứng dụng robot phẫu thuật (vào thời điểm mua, ngân sách chi trả trên 80 tỷ đồng) cũng dừng hoạt động.
Thiết bị này đưa vào hoạt động từ 2014, đến nay, mới chỉ có 200 – 300 bệnh nhi được phẫu thuật và chưa thu viện phí với bệnh nhi nào.
Tuy nhiên, hiện thiết bị này dừng sử dụng do bộ dụng cụ lên tới 10.000 USD/bộ, sử dụng được cho 10 ca phẫu thuật. Chi phí các ca phẫu thuật đã thực hiện đến nay đều do các dự án và tổ chức tài trợ, nhưng nếu tính toán lợi ích – đầu tư thì khoản đầu tư này rõ ràng đã kém hiệu quả.
Tương tự, hệ thống phẫu thuật robot tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tạm ngưng từ tháng 10/2021 do thiếu vật tư tiêu hao vì khó khăn trong đấu thầu.
Đây là hệ thống hiện đại do Mỹ sản xuất, với kinh phí 71 tỷ đồng từ nguồn vốn vay kích cầu của thành phố, triển khai tại bệnh viện từ tháng 10/2017.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, hệ thống robot có giá 54 tỷ đồng cũng được sử dụng để phẫu thuật các bệnh lý liên quan đến sọ não và cột sống.
Thế nhưng, sau khoảng một năm rưỡi hoạt động với 30 ca mổ, đến tháng 8/2020, chủ đầu tư rút máy về.
Theo lãnh đạo Bệnh viện, nguyên nhân rút máy là do số ca mổ ít, chi phí khá cao (mỗi ca mổ trên dưới 100 triệu đồng) và bệnh nhân được chỉ định không nhiều, thường sử dụng cho các trường hợp u não chuyên biệt, có vị trí tổn thương sâu.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…