Phó chi cục trưởng Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La bị bắt

Lợi dụng việc thuê bốc vác gạo nhập, xuất kho, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La cùng 4 thuộc cấp đã lập hàng loạt hồ sơ thanh toán không đúng đơn giá thực tế, bòn rút hơn 1,7 tỷ đồng.

Bà Trần Việt Anh (dấu x) – Phó Chi cục trưởng phụ trách, Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La. Bên phải (áo hồng) là kế toán Nguyễn Thị Huyền, bên trái (áo đỏ) là thủ quỹ Ngô Thị Hiền Lương. (Ảnh: congan.sonla.gov.vn)

Chiều 17/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Sơn La đã thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 5 lãnh đạo, cán bộ, nguyên cán bộ để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La và Chi cục Dự trữ Nhà nước Mộc Châu.

5 người bị bắt gồm:

  • Bà Trần Việt Anh (SN 1976, trú tại phường Tô Hiệu, TP Sơn La) – Phó Chi cục trưởng phụ trách, Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La;
  • Bà Nguyễn Thị Huyền Trang (SN 1989, trú tại phường Chiềng Lề, TP Sơn La) – Kế toán Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La;
  • Bà Ngô Thị Hiền Lương (SN 1975, trú tại phường Quyết Tâm, TP Sơn La) – Thủ quỹ Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La;
  • Bà Nguyễn Thị Bình (SN 1975, trú tại thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn) – cán bộ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc; nguyên Chi cục trưởng Chi cục Dự trữ Nhà nước Mộc Châu;
  • Ông Nguyễn Quang Ngọc (SN 1989, trú tại thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu) – Trưởng bộ phận Tài vụ Quản trị kiêm Kế toán trưởng, Chi cục Dự trữ Nhà nước Mộc Châu.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Dự trữ Nhà nước Mộc Châu. (Ảnh: congan.sonla.gov.vn)

Theo kết quả xác minh, từ năm 2020 đến năm 2022, nhóm người trên đã tổ chức việc thuê bốc vác gạo nhập, xuất kho; lập 18 hồ sơ thanh toán bốc vác với đơn giá không đúng thực tế, nhằm mục đích rút số tiền công bốc vác chênh lệnh giữa định mức so với thực tế chi trả để hưởng lợi, với tổng số tiền trên 1,7 tỷ đồng.

Cụ thể, 9 hợp đồng thanh toán khống đơn giá bốc vác từ 95.000 – 100.000 đồng/tấn gạo,  trong khi đơn giá thực tế từ 34.000 – 37.000 đồng/tấn gạo.

9 hợp đồng thanh toán khống đơn giá bốc vác là 105.000 đồng/tấn gạo, chênh lệch 75.000 đồng/tấn so với đơn giá thực tế là 30.000 đồng/tấn gạo.

Công an tỉnh Sơn La cho hay vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Minh Sơn

Minh Sơn

Published by
Minh Sơn

Recent Posts

Có nên che dàn nóng của điều hòa để tránh tiếp xúc với nắng mưa?

Nhiều người cảm thấy lo lắng về việc dàn nóng của điều hòa khi tiếp…

9 phút ago

Miền Bắc bước vào chuỗi ngày nắng nóng, ít mưa

Từ ngày 6/7, miền Bắc trải qua chuỗi ngày nắng nóng, nhiệt độ có nơi…

20 phút ago

Xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2025: Thặng dư thương mại hàng hóa, thâm hụt thương mại dịch vụ

Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 432,03 tỷ USD,…

59 phút ago

Mỹ có thể sẽ hạn chế bán chip AI cho Malaysia, Thái Lan vì lo ngại về Trung Quốc

Chính quyền Trump có kế hoạch hạn chế các lô hàng chip AI từ những…

1 giờ ago

Người đàn ông ở Đà Nẵng bị nước cuốn trôi xuống kênh trong cơn mưa lớn

Trong trận mưa lớn, tại khu vực ngập sâu trên đường Âu Cơ (phường Liên…

2 giờ ago

“Tôi không biết,” ông Trump trả lời như vậy khi được hỏi về khả năng kết thúc chiến tranh Ukraine

“Tôi không biết. Tôi không thể nói liệu điều đó sắp xảy ra hay không,”…

2 giờ ago