Công trình điện từ nguồn vốn 135 tại xóm 3 (xã Phúc Tân, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) được nghiệm thu từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào hoạt động khiến người dân bức xúc.
Từng là xóm đặc biệt khó khăn của xã Phúc Tân, năm 2019 bằng nguồn vốn của Chương trình 135, 18 hộ dân thuộc xóm 3 được đầu tư trên 150 triệu đồng xây dựng đường dây điện với chiều dài khoảng 700m để thay thế đường dây điện cũ đã xuống cấp.
Người dân rất vui mừng và hy vọng công trình sớm được đưa vào sử dụng để cải thiện chất lượng điện, phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, 3 năm qua, công trình làm xong vẫn chưa thể đóng điện để đưa vào sử dụng.
Nói với Báo Lao Đông ngày 8/10, ông Vũ Đình Phi (ngụ xóm 3, xã Phúc Tân) cho biết: “Đã hoàn thành khá lâu nhưng công trình vẫn chưa đóng điện để đi vào hoạt động. Người dân vô cùng bức xúc”.
Cũng theo ông Phi, việc bỏ không một thời gian dài gây nên sự lãng phí. Trong khi đó, người dân lại phải dùng đường điện cũ, vừa yếu lại vừa không an toàn.
“Trong các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân đều có ý kiến nhưng vẫn chưa được giải quyết. Mong muốn của tất cả mọi người là sớm đóng điện để nâng cao cuộc sống, tránh sự lãng phí. Cứ để lâu như thế đường điện cũng sẽ xuống cấp”, ông Phi cho hay.
Ông Hà Đăng Huynh (ngụ xóm 3, xã Phúc Tân) cho biết hiện tại người dân đang dùng đường điện cũ được kéo từ cách đây hàng chục năm. Đường điện đã xuống cấp rất dễ xảy ra chập, cháy. Chưa kể, đường dây cũ thường xuyên bị xe ô tô đi qua làm đứt, tiềm ẩn nguy hiểm.
“Đường dây cũ dùng lâu năm rồi nên điện rất yếu. Càng về cuối nguồn điện thì càng yếu hơn.
Nhiều gia đình dùng điện với công suất lớn sẽ không thuận lợi. Khi nấu cơm thì phải tắt máy nước. Đặc biệt, là các gia đình phải dùng điện để phục vụ sản xuất kinh doanh, rất khó khăn”, ông Huynh nói.
Đường dây điện cũ không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn do quấn nối vào nhau lằng nhằng, chắp vá. Tại xóm 3 đã xảy ra một số vụ tai nạn điện giật do người đi đường quàng phải dây điện bị đứt, hở.
Nói với Báo Lao Động, ngày 7/10, ông Đặng Quang Trung – Trưởng phòng Dân tộc TP. Phổ Yên (chủ đầu tư dự án) khẳng định sau khi công trình hoàn thành phía chủ đầu tư đã bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án cho phía UBND xã Phúc Tân.
“Thời điểm đó, ông Trần Ngọc Tú đang làm chủ tịch UBND xã Phúc Tân. Phía phòng Dân tộc đã bàn giao lại toàn bộ hồ sơ và có cả biên bản bàn giao. Tuy nhiên, đến nay phía xã và ông Tú lại bảo không nhận được hồ sơ nên không thể thực hiện việc đóng điện”, ông Trung cho hay.
Cũng trong ngày 7/10, ông Trần Như Ngọc – Phó chủ tịch UBND xã Phúc Tân cho hay ở xã không có các hồ sơ về công trình. Hiện nay, xã đang cử các bộ phận đi sao lục lại toàn bộ hồ sơ.
Khánh Vy (t/h)
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…