Trường Đại học Dân lập Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994; đổi thành Trường Đại học Duy Tân vào năm 2015 và thành Đại học Duy Tân vào năm 2024.
Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1115 chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân, báo VTC News đưa tin.
Theo quyết định, Đại học Duy Tân là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đại học Duy Tân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Duy Tân theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật khác có liên quan; quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Quyết định nêu rõ Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng của Trường Đại học Duy Tân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Duy Tân quyết định công nhận Hội đồng Đại học, công nhận Chủ tịch Hội đồng Đại học và công nhận Giám đốc Đại học Duy Tân theo quy định của pháp luật.
Trường Đại học Dân lập Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo Quyết định số 666 của Thủ tướng.
Năm 2015, Trường chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo Quyết định số 1704 của Thủ tướng và đổi tên thành Trường Đại học Duy Tân.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND TP. Đà Nẵng.
Hiện một số đại học vùng, trường đại học muốn trở thành đại học quốc gia hoặc hoạt động theo cơ chế đại học quốc gia, với lý do có cơ chế tự chủ cao hơn so với hiện tại.
Theo Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của luật này.
Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Như vậy, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Trường đại học có thể là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng. Điều này có thể hiểu đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao gồm các trường đại học.
Đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (mỗi lĩnh vực có nhiều ngành). Do đó, đại học có thể bao gồm nhiều trường đại học và một số cơ sở giáo dục đại học khác.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học (chưa tính khối an ninh quốc phòng).
Với quyết định của Thủ tướng vào tháng 12/2022, Trường đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực.
Tiếp đến tháng 10/2023, Trường đại học Kinh tế TP.HCM là đơn vị thứ hai chuyển đổi mô hình thành đại học.
Như vậy, hiện cả nước có 9 đại học gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Duy Tân.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…