Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Hồ Đức Anh. (Ảnh: Quốc hội)
Bộ máy làm việc của VKSND Tối cao có 24 đơn vị, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Cơ quan này cũng cho kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại nhiều đơn vị trực thuộc.
Chiều ngày 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về bộ máy làm việc của VKSND Tối cao.
Trình bày tờ trình, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Hồ Đức Anh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc VKSND Tối cao.
Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ thành “Vụ công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng”;
Sáp nhập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM thành “Trường Đại học Kiểm sát”, có Phân hiệu Trường Đại học Kiểm sát tại TP.HCM. Đồng thời kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua – Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng VKSND Tối cao;
Cơ cấu, sắp xếp lại Vụ Pháp chế và quản lý khoa học cùng Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát;
Chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc VKSND Tối cao, đảm bảo ngắn gọn, khái quát nhưng vẫn thể hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Sau khi thảo luận, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về tổ chức bộ máy của VKSND Tối cao.
Theo đó, VKSND Tối cao có 24 đơn vị gồm 14 vụ, gồm: Ủy ban Kiểm sát; Văn phòng; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án an ninh; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng;
Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án ma túy; Vụ Công tố và Kiểm sát điều tra án tư pháp; Vụ Công tố và Kiểm sát xét xử hình sự; Cơ quan điều tra VKSND Tối cao; Vụ Kiểm sát giam giữ và thi hành án hình sự; Vụ Kiểm sát án dân sự;
Vụ Kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại; Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự; Vụ Kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp; Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Thống kê tội phạm và Chuyển đổi số;
Cục Tài chính; Thanh tra; Trường đại học Kiểm sát (có phân hiệu Trường đại học Kiểm sát tại TP.HCM); Viện Khoa học kiểm sát; báo Bảo Vệ Pháp Luật; Viện Kiểm sát quân sự trung ương.
Cũng theo nghị quyết được thông qua, viện trưởng VKSND Tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND Tối cao.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
UBND quận Tây Hồ vừa thông báo tìm nhà đầu tư dự án xây dựng…
Nếu ý thức của chúng ta không biến mất khi qua đời, thì nó sẽ…
Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đi vào khai thác năm 2009, có…
Liên quan đến vụ sai phạm đất đai cấp 5 thửa đất không đúng đối…
Những năm qua Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để…
Giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 150 đồng, E5 RON 92 tăng 150 đồng…