Trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội dự kiến thu phí trở lại từ ngày 1/4 để hoàn vốn cho dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn.
Truyền thông nhà nước vừa cho biết giới chức TP.HCM có quyết định số 922 yêu cầu thu phí trên Xa lộ Hà Nội nhằm hoàn vốn dự án mở rộng xa lộ này.
Theo đó, thời gian thu phí trên xa lộ Hà Nội sẽ bắt đầu từ 0h ngày 1/4/2021. Mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ qua trạm Xa lộ Hà Nội tính từ ngày 1/4 đến 31/3/2022 như sau:
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII, chủ đầu tư) cho biết sẽ giảm 50% mức giá đối với xe của cư dân hai bên đường không kinh doanh.
Có 11 nhóm phương tiện được miễn thu tiền sử dụng đường bộ gồm: Xe cứu thương và các loại xe khác đang chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu; Xe cứu hỏa; Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp (máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa); Xe chuyên dụng của bộ quốc phòng; Xe hộ đê; Xe cảnh sát…
Trong khi đó, các tuyến xe buýt cố định của TP.HCM có lộ trình qua trạm thu phí đề sẽ được giảm giá 100%.
Các loại xe ôtô dưới 12 chỗ không sử dụng để kinh doanh, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng (trước ngày trạm thu phí hoạt động) thuộc mặt tiền của 2 đường song hành xa lộ Hà Nội thuộc TP. Thủ Đức sẽ được giảm 50% giá vé. Tuy nhiên, chủ sở hữu phương tiện phải sử dụng dịch vụ thu phí không ngừng và có hồ sơ xác nhận của giới chức TP. Thủ Đức về cư trú.
Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7km, gồm 12-16 làn xe. Trong đó, đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái (rộng 153m), đoạn 2 từ Bình Thái đến nút giao trạm 2 (rộng 113 m) và đoạn 3 từ nút giao trạm 2 đến Tân Vạn (rộng 113m).
Năm 2009, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 2.516 tỷ đồng và điều chỉnh lại năm 2016, nâng tổng mức đầu tư lên hơn 4.900 tỷ đồng. Hiện toàn bộ dự án hoàn thành gần 76%. Trong đó đoạn trục chính dài 11,5 km, từ cầu Sài Gòn đến nút giao Đại học Quốc gia đã hoàn thành; còn hơn 4km đoạn từ nút giao Đại học Quốc gia đến Tân Vạn chưa xong.
Trước đó, hồi năm 2020, Sở GTVT TP.HCM và nhà đầu tư từng đề xuất thu phí khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, bởi toàn tuyến đường chưa được làm xong.
Báo Giao Thông phản ánh các phương tiện lưu thông trên đoạn đường từ nút giao Đại học Quốc gia đến Tân Vạn rất vất vả.
Mặt đường nhựa đã xuống cấp, nhiều vị trí bị hư hỏng, vạch kẻ đường bị mờ… Do lưu lượng xe tải, xe container rất lớn, chiếm hết phần đường nên người đi xe gắn máy phải lưu thông vào lề đường đất với vô số ổ gà lồi lõm. “Không biết bao giờ thành phố mới làm xong. Chỉ mấy cây số mà cả chục năm chưa hoàn thành toàn tuyến”, anh Lê Văn Chiến, một người dân quận 9 bức xúc nói.
Tờ báo cũng dẫn lời luật sư Thái Văn Chung (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay thành phố cần cân nhắc kỹ, bởi theo quy định, khi tổ chức thu phí hoàn vốn cho một dự án BOT nào đó, đương nhiên dự án phải hoàn thành, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, kiểm toán quyết toán tổng mức đầu tư rồi mới tính giá dịch vụ, thời gian thu.
Trong khi đó, dự án vẫn chưa hoàn thành toàn bộ, chưa được quyết toán giá thì không thể thu giữa chừng. Khi thành phố đã duyệt dự án, nhà đầu tư phải cùng với các địa phương có trách nhiệm thực hiện các bước theo đúng quy định. Không thể lấy lý do còn vướng mặt bằng để kéo dài thời gian thi công và chậm hoàn thành dự án.
“Trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội có lưu lượng phương tiện qua lại rất lớn, nguồn thu mỗi ngày không hề nhỏ, vì vậy phải cân nhắc rất kỹ. Không thể để phương tiện đi qua một đoạn đường với tình trạng ùn tắc, kẹt xe, mặt đường nham nhở mà vẫn tổ chức thu phí là không đúng luật”, ông Chung nói.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…