Việt Nam

Vietjet muốn thuê hai máy bay Trung Quốc cho chặng Côn Đảo vào dịp Tết

Hãng Vietjet lên kế hoạch thuê máy bay COMAC để phục vụ cao điểm Tết, trong đó chủ yếu bay chặng như Hà Nội, TP.HCM đi Côn Đảo.

Hãng Vietjet. (Ảnh: Phuong D. Nguyen/Shutterstock)

Vietjet vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam về kế hoạch khai thác thuê ướt (bao gồm máy bay và phi hành đoàn) với dòng máy bay ARJ21 của COMAC.

Cụ thể, hãng Vietjet dự kiến thuê ướt hai máy bay COMAC ARJ21 (C909) từ Chengdu Airlines, bắt đầu từ ngày 15/1/2025.

Hai tàu bay này sẽ phục vụ cho cao điểm Tết Âm lịch trên các chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo.

Chengdu Airlines cũng là hãng hàng không đầu tiên nhận và khai thác thương mại tàu ARJ21 từ năm 2016. Đến nay, ARJ21 đã tích lũy được hàng nghìn giờ bay an toàn.

Vietjet đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không hỗ trợ thủ tục phê chuẩn các hợp đồng và sự phối hợp từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong việc cung cấp các dịch vụ sân bay, mặt đất nhằm đưa ARJ21 vào khai thác theo đúng kế hoạch. Đồng thời, hãng cũng mong muốn được mở rộng phê chuẩn giấy chứng nhận loại (TC Type Certificate) cho ARJ21 theo hoạch định phát triển lâu dài.

Trước đó, Vietjet đã lên kế hoạch khai thác chặng bay này bằng máy bay Embraer E190, nhưng do lịch giao máy bay không đúng hẹn, hãng đã chuyển sang dòng máy bay COMAC ARJ21 của Trung Quốc.

Hiện tại, hành khách từ Hà Nội phải nối chuyến qua sân bay Tân Sơn Nhất hoặc Cần Thơ, sau đó tiếp tục hành trình bằng máy bay ATR72 của Vasco, điều này khiến thời gian và chi phí tăng cao, nhất là vào mùa cao điểm.

Vé khứ hồi TP.HCM – Côn Đảo thường quanh mức 2,7 triệu đồng. Vé bay thẳng từ Hà Nội đến Côn Đảo trước đây của Bamboo Airways cũng không dưới 3 triệu đồng một chiều. Nếu bay từ phía Bắc, chi phí của hành khách phải bỏ ra khoảng 7 triệu đồng.

Thành lập năm 2008, Comac là doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, chuyên nghiên cứu, phát triển máy bay thương mại với tham vọng phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực này của phương Tây. Hiện tại, ngoài ARJ21, nhà sản xuất Trung Quốc còn có mẫu tàu thân hẹp C919.

Tại cuộc gặp Thủ tướng hồi đầu tháng 11, lãnh đạo Comac cũng cho biết mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và trao đổi sâu với Vietjet nhằm đưa máy bay “made in China” vào khai thác tại Việt Nam.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Bộ Y tế công bố danh sách các sản phẩm thuốc giả

Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế thông báo đến các cơ sở…

11 giây ago

Ông Tập phát biểu bằng cách “đọc cuốn sách nhỏ” ở Malaysia, dấy lên nhiều đồn đoán

CCTV công bố hình ảnh ông Tập phát biểu ở Malaysia bằng cách đọc một…

2 giờ ago

Tổng thống Trump của Hoa Kỳ đặt ra mốc thời gian để Kiev và Moskva đồng ý ngừng bắn

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được cho là mong đợi "ra quyết định về…

2 giờ ago

Bộ Quốc phòng Nga: Moskva và Kiev tiến hành đợt trao đổi tù binh chiến tranh lớn

Hôm thứ Bảy (19/4), Bộ Quốc phòng Nga loan báo Moskva và Kiev đã tiến…

3 giờ ago

Hiệp hội đóng tàu Trung Quốc: Chính sách thu phí của Mỹ “thiển cận” và “phi thị trường”

Hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc cùng với Chính phủ đã ra tuyên…

4 giờ ago

Trí tuệ cổ nhân: Người quân tử không bị mê hoặc

Người quân tử thông cảm cho chuyện bất hạnh của người khác, nhưng không nhất…

4 giờ ago