Categories: Thời sựViệt Nam

Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam

Hai địa phương xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi là Thái Bình và Hưng Yên – với hơn 250 con.

Hình ảnh xử lý ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên vào tháng 2/2019. (Ảnh: nongnghiep.vn)

Chiều ngày 19/2, ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) cho biết tại Việt Nam đã xuất hiện ổ dịch về dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình.

Tại Hưng Yên có hai ổ dịch với hơn 130 con lợn được phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ ở xã Trung Nghĩa (TP. Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình, xã Yên Hòa (huyện Yên Mỹ). Tại tỉnh Thái Bình, một ổ dịch với với 123 con lợn được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà.

Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN&PTNT, Cục Thú y và địa phương đã thực hiện các giải pháp chống dịch như tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi; tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có hộ dịch; thành lập chốt kiểm dịch, quản lý việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn vùng có dịch; tổng rà soát tình hình các đàn lợn trên các xã có dịch và các địa phương xung quanh; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quanh hộ có dịch và có kết quả âm tính.

Ông Đông cho biết bệnh dịch tả lợn châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Biểu hiện lợn bệnh là sốt rất cao, chết từ từ chứ không chết ồ ạt như các loại bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh này hiện không có thuốc chữa, lợn mắc bệnh có tỷ lệ chết 100% ở tất cả các loại lợn con, lợn choai, lợn thịt.

Dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người.

Về nguyên nhân xuất hiện ổ dịch tại Việt Nam, theo nhận định ban đầu của Cục Thú y, trên thế giới trong những năm vừa qua, bệnh này đã xảy ra tại rất nhiều nước như Nga, Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ,… nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam là rất cao.

Việc con người và phương tiện vận chuyển đi từ nơi này sang nơi khác; Buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc,… cũng là các nguyên nhân gây dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh, Cục Thú y khuyến cáo, đối với hộ chăn nuôi, gia trại, thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Có các biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm vì chúng có thể mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các loại sản phẩm thịt lợn bệnh. Mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa, thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín, tốt nhất là không sử dụng. Không cho thương lái, phương tiện vận chuyển vào khu chuồng nuôi vì có thể mang theo mầm bệnh từ nơi khác vào.

Khi phát hiện lợn bệnh, nghi bị bệnh, không bán chạy lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường vì sẽ làm lây lan rất nhanh; không điều trị vì bệnh này không điều trị được, chưa có vắc xin. Không để những người bán cán, bán thuốc vào khu chuồng nuôi nếu chưa thực hiện sát trùng tiêu diệt mầm bệnh.

Đối với trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học; yêu cầu tất cả cán bộ, công nhân kỹ thuật phải thực hiện nghiêm; có biệt pháp xử lý, sát trùng mọi ngương tiện, dụng cụ ra vào trang trại; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng, gặm nhấm…

Thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng khu vực nuôi, khu vực xung quanh; trên các tuyến đường trong và từ ngoài đi vào trại. Khi có lợn bệnh, nghi bị bệnh phải báo chính quyền và cơ quan chuyên môn để lấy mẫu xác định nguyên nhân; không được bán chạy, giết mổ, vận chuyển từ nơi đang có bệnh đi bất kỳ nơi khác, trừ khi được.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy.

Tại Trung Quốc: Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 3/8/2018 đến ngày 18/2/2019, nước này thông báo tổng cộng có 105 ổ dịch bệnh xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam). Tổng cộng đã có hơn 950 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Hoàng Minh

Xem thêm:

Hoàng Minh

Published by
Hoàng Minh

Recent Posts

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

11 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

10 giờ ago