Hôm 19/8, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã đón tiếp nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm. Bức ảnh do Thông tấn xã Việt Nam công bố cho thấy có một vùng thiếu tóc ở sau gáy của ông Tập Cận Bình, làm dấy lên nghi ngờ ông vừa trải qua ca phẫu thuật sọ.
Trước chuyến thăm Bắc Kinh của ông Tô Lâm, tần suất các kênh truyền thông chính thống của ĐCSTQ đưa tin về ông Tập Cận Bình đã giảm đáng kể, trong khi những tin đồn về việc ông bị đột quỵ, phải ghép gan và đảo chính cũng liên tiếp xuất hiện. Vì vậy, sự xuất hiện trước công chúng của ông Tập hôm 19/8 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ thế giới bên ngoài.
Ông Tập Cận Bình đã tổ chức lễ đón ông Tô Lâm hôm 19/8 tại quảng trường bên ngoài cổng phía đông Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Trong số các bức ảnh do Thông tấn xã Việt Nam tung ra sau đó, có bức cho thấy mảng thiếu tóc ở phía dưới bên phải đầu của ông Tập Cận Bình, khiến cư dân mạng nghi ngờ ông vừa trải qua một cuộc phẫu thuật sọ và chưa mọc lại tóc. Các bức ảnh do truyền thông ĐCSTQ tung ra muộn, đều là ảnh chụp đằng trước hoặc bên trái của ông Tập.
Một số cư dân mạng suy đoán, vùng trống tóc sau tai của ông Tập có thể là vết sẹo để lại sau phẫu thuật. Trong đó có một người nói rằng vị trí này có thể là nơi đã phẫu thuật dây thần kinh sinh ba.
Phẫu thuật dây thần kinh sinh ba bao gồm việc di chuyển hoặc loại bỏ các mạch máu tiếp xúc với dây thần kinh sinh ba để ngăn rối loạn chức năng thần kinh. Trong quá trình phẫu thuật, cần thực hiện vết mổ phía sau tai. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ bất kỳ động mạch nào tiếp xúc với dây thần kinh sinh ba thông qua một lỗ nhỏ trên hộp sọ. Bác sĩ phẫu thuật cũng đặt một tấm đệm giữa dây thần kinh và động mạch. Nếu tĩnh mạch đè lên dây thần kinh, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ tĩnh mạch đó…
Về việc ông Tập Cận Bình có thể đã trải qua cuộc phẫu thuật gần đây, nhà bình luận thời sự Viên Cung Di cho rằng ĐCSTQ chuyên khoác lác, vẫn luôn che giấu sức khỏe của ông Tập Cận Bình, kết quả là một bức ảnh có thể tiết lộ sự thật. ĐCSTQ coi việc nói dối là chuyện bình thường, khiến người nước ngoài nghĩ rằng tất cả người dân Trung Quốc đều như vậy.
Ông Ngô Văn Hân cũng cho rằng ĐCSTQ là chuyên gia nói dối. Họ cho rằng mình không thể mắc sai lầm khi Tổng Bí thư Việt Nam, lãnh đạo một nước ‘anh em’ đến thăm Bắc Kinh, mang theo Đài Truyền hình Việt Nam của mình. Thế nên, ông Tập mới dám đến, do đó lần này mới bị vạch trần. Những chỉ thị được ĐCSTQ truyền từ cấp này xuống cấp khác khác trong nội bộ của mình, nhưng không được truyền đạt cho phía Việt Nam.
“Bức ảnh này do phía Việt Nam công bố. Tất cả những bức ảnh do ĐCSTQ công bố đều là từ phía trước hoặc bên trái, chứ không có ảnh nào từ bên phải, vì bên phải có thể thấy một vùng thiếu tóc.”
“Ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan), người có chuyên môn về y tế, cho biết bức ảnh của ông Tập Cận Bình cho thấy ông ấy đã trải qua một cuộc phẫu thuật. Đó là một cuộc phẫu thuật nhỏ hướng dẫn thần kinh (kỹ thuật phẫu thuật sử dụng các phương pháp hình ảnh hoặc thiết bị để hướng dẫn chính xác các thao tác phẫu thuật bằng cách dựa vào các cấu trúc thần kinh), là một loại phẫu thuật tiên tiến. Loại phẫu thuật này thường được sử dụng sau khi bị đột quỵ.”
Đột quỵ có thể được chia thành hai loại, một loại là xuất huyết não và loại còn lại là nhồi máu não. Cả hai đều có thể gây tổn thương não đáng kể.
Ông Ngô Văn Hân cho biết, “theo những tin đồn sâu rộng đó, ông Tập Cận Bình đã bị đột quỵ và ngã xuống vào ngày đầu tiên của Hội nghị trung ương 3 khóa 20 của ĐCSTQ”, lúc đó ông ấy được phát hiện và tiến hành phẫu thuật nên hồi phục rất tốt. Nếu ông ấy ngất đi mà không có ai nhìn thấy thì có lẽ sẽ vô vọng.
Gần đây, tin đồn ông Tập Cận Bình bị đột quỵ và bị thay thế được lan truyền rất nhiều trên mạng. Ông Tập đã không xuất hiện công khai trong 3 tuần, sau đó xuất hiện trở lại vào ngày 19/8 để gặp Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam đến thăm.
Một số cư dân mạng cho rằng tin đồn ông Tập Cận Bình bị đột quỵ có thể là sự thật vì ông đã biến mất trong 3 tuần. Giờ đây, những bức ảnh từ phía Việt Nam rò rỉ ra ngoài khiến sự việc này càng được khẳng định.
Vào ngày ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm, những hình ảnh về ông Tập được truyền thông ĐCSTQ tung ra lúc đầu đều là ảnh chụp từ xa, không có ảnh cận cảnh. Phải rất lâu sau, những hình ảnh cận cảnh mới được đưa ra. Tuy nhiên, các bức ảnh cận cảnh đều tránh phía bên phải của ông Tập.
Ông Ngô Văn Hân nói: “Hôm đó tôi vào trang web của Việt Nam xem những hình ảnh Việt Nam chụp thì thấy họ chụp cận cảnh. Điều này có nghĩa là chỉ thị của ĐCSTQ không được truyền tải qua Việt Nam. Tôi đã xem đoạn video ông Tập Cận Bình và ông Tô Lâm bắt tay nhau, nên tôi biết đó không phải là thế thân của ông Tập.”
“Điều tôi nghĩ lúc đó là trong khoảng thời gian ông Tập Cận Bình biến mất, có thể là do đấu đá nội bộ trong đảng, không biết là ai đã chiếm thế thượng phong, một khả năng khác là vấn đề sức khỏe.”
Ông Viên Cung Di cho rằng ĐCSTQ không phát sóng đoạn phim cận cảnh về ông Tập Cận Bình, có lẽ vì sợ cơ mặt của ông sẽ tiết lộ bí mật ông từng bị đột quỵ. “Những bức ảnh chụp của phía Việt Nam có thể nói là bằng chứng không thể chối cãi cho thấy ĐCSTQ nói dối.”
Về vấn đề này, ông Vương Quân Đào, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc (ở hải ngoại) viết trên mạng xã hội X rằng: “Tân Hoa Xã và CCTV đều đưa tin về cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với Tô Lâm nhưng không có ảnh. Việt Nam đã tung ảnh, ai có thể giải mã được bí ẩn về hình ảnh, vẻ mặt của ông Tập Cận Bình nếu không tung ảnh? “
Một số cư dân mạng trên X còn đặt câu hỏi rằng người gặp ông Tô Lâm có thể là thế thân của ông Tập Cận Bình: “Nếu không, sẽ không thực hiện kiểu ghi hình từ xa ở khoảng cách hơn 200 mét như thế, hình ảnh chỉ nhỏ như hai con kiến vậy, điều chưa từng thấy trong lịch sử báo chí!”
Một cư dân mạng khác có chuyên môn chỉ ra: “Khi ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm, báo cáo của CCTV là bất thường nghiêm trọng. Từ lễ đón, lễ gặp mặt đến lễ ký kết, luôn là một sự khác thường, trước sau đều là ảnh toàn cảnh lớn không có cảnh quay gần hay ảnh cận cảnh. Bản thân tôi là một phóng viên ảnh truyền hình tuyến đầu trong nhiều năm, nên phán đoán rằng: Thứ nhất, cấp trên nhất trí yêu cầu cấm quay phim chụp ảnh; thứ hai là cấm quay phim vì vấn đề sức khỏe cá nhân; thứ ba, không phải chính bản thân ông ấy xuất hiện (chỉ là thế thân) nên cấm quay phim chụp ảnh.”
Vậy ông Tập Cận Bình rốt cuộc là dùng thế thân hay là sức khỏe của ông ấy có vấn đề gì?
Một số cư dân mạng chỉ ra: “Ông Tô Lâm cao khoảng 1,7 mét, xấp xỉ ông Putin. Khi đến thăm Mỹ, ông Tập Cận Bình có chiều cao tương đương với ông Biden, người cao 1,85 mét. Lần này, ông Tập Cận Bình không cao hơn ông Tô Lâm là bao, vậy thì chỉ có thể là do ông ấy không đi giầy tăng tăng chiều cao mà thôi! Lý do duy nhất khiến ông ấy không đi giày tăng chiều cao là do bàn chân của ông ấy bị sưng tấy do xơ gan gây hẹp tĩnh mạch cửa và tuần hoàn kém! Nước ở xa không quay lại được nên chân bị sưng tấy.”
Dựa trên phân tích chiều cao của ông Tập, cư dân mạng này kết luận rằng rất có thể ông có vấn đề về sức khỏe. Và điều này phần nào phù hợp với những đồn đoán gần đây về việc ông Tập Cận Bình phẫu thuật.
Hôm 21/8/2024, ông Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị cư trú ở Mỹ, nói với truyền thông tiếng Trung rằng cách truyền thông của ĐCSTQ xử lý lễ đón tiếp và hội đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm là hoàn toàn khác so với truyền thông Việt Nam và các phương tiện truyền thông quốc tế khác. Truyền thông Trung Quốc đều dùng cách ghi hình từ xa, bản thân điều này đã làm dấy lên nghi ngờ.
Ông Trần Phá Không cho rằng lý do khiến các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ áp dụng phương pháp xử lý này, là vì họ đã nhận được chỉ thị từ cấp trên, tức là họ chưa xác nhận liệu tình trạng sức khỏe của ông Tập Cận Bình có bình thường hay không, hay liệu sẽ có bất kỳ tai nạn nào trong thời gian diễn ra sự kiện hay không. Nếu ông Tập Cận Bình bị bệnh nặng, rất có thể ông sẽ ngất xỉu trong lễ đón hoặc hội đàm, vì vậy các cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ chọn sử dụng cách ghi hình từ xa, khiến những người trong ảnh nhỏ như kiến.
Ông Trần Phá Không cũng chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình đã tổ chức bữa trưa chứ không phải bữa tối với ông Tô Lâm. Ông cho rằng bữa tối chào mừng trang trọng là nghi thức chung giữa các quốc gia, còn bữa trưa chỉ là bữa ăn làm việc. Báo cáo của các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ thậm chí còn có hình ảnh phu nhân ông Tập Cận Bình và phu nhân của ông Tô Lâm đang tổ chức tiệc trà, nhưng không có cảnh liên quan đến bữa trưa. Điều này cũng cho thấy tình trạng thể chất của Tập Cận Bình không còn có thể trụ được cho đến tối, bởi vì quy mô bữa tiệc tối tương đối lớn và thời gian tương đối dài.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…