Một thành viên của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông tiết lộ rằng sau khi tiêm hai liều vắc-xin do Trung Quốc sản xuất vào tháng Hai năm nay, các kháng thể trong cơ thể của ông đã giảm xuống “bờ vực”. Sau một tháng nữa, nó tương đương với việc chưa hề tiêm. Một chuyên gia cũng thẳng thắn cho rằng do virus Delta bùng phát nghiêm trọng ở nhiều vùng có tỷ lệ tiêm phòng cao, nên khái niệm tiêm vắc-xin để đạt được miễn dịch cộng đồng đã bị “phá vỡ”.
Ông Điền Bắc Thần là thành viên của Hội đồng Lập pháp của Hội nghị Bàn tròn Chính trị Thực tiễn, và cũng là đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc và cần đến Bắc Kinh để tham dự cuộc họp hàng năm. Ngày 16/8, ông tiết lộ với Đài RTHK rằng ông đã tiêm 2 liều vắc-xin Sinopharm vào tháng Hai, gần đây khi kiểm tra nồng độ kháng thể trong người ông đã rơi xuống gần mức “bờ vực”. Ông lo lắng đến tháng Chín, tức nửa năm sau khi tiêm vắc-xin, kháng thể trong cơ thể ông gần như đã mất hiệu quả, tương đương với chưa tiêm.
Ông Điền Bắc Thần cho biết, ông tin rằng tình hình vắc-xin Sinovac có thể tương tự, và yêu cầu Chính phủ Hồng Kông nghiên cứu bổ sung mũi tiêm thứ ba cho những người Hồng Kông đã tiêm vắc-xin Sinovac sau nửa năm. Ông cũng đặt câu hỏi về việc Chính phủ Hồng Kông sử dụng thuần túy tỷ lệ phần trăm mũi tiêm ở Hồng Kông để đo lường hiệu quả, nhưng chỉ số này đã lỗi thời, bởi vì ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 80%, một nửa số người không có kháng thể thì chỉ số này có tác dụng gì?
Tính đến ngày 17/8, khoảng 2,96 triệu người ở Hồng Kông đã được tiêm hai liều vắc-xin. Tuy nhiên, ông Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok-yung), chuyên gia cố vấn chính phủ và là giáo sư chủ nhiệm Khoa Vi sinh tại Đại học Hồng Kông, nói thẳng rằng xã hội không cần thảo luận về tỷ lệ tiêm chủng phải đạt đến mức nào để thiết lập một hàng rào miễn dịch [cộng đồng] hiệu quả. Bởi vì các nước như Anh, Mỹ, dù tỷ lệ tiêm phòng vượt quá 70% vẫn có dịch bùng phát nghiêm trọng. Ông cho rằng dù tỷ lệ tiêm phòng ở Hồng Kông đạt 70% nhưng vẫn chưa thể “thông quan” được. Ông cũng nói rằng ngay cả khi 90% người ở Hồng Kông được tiêm phòng, nhưng trong số 750.000 người còn lại, một khi có người bị nhiễm bệnh rồi sau đó truyền sang người già, số người chết vẫn có thể tăng lên đáng kể.
Chính phủ Hồng Kông đã thông báo rằng kể từ ngày 20/8, các yêu cầu kiểm dịch đối với những người đến Hồng Kông từ 16 khu vực nước ngoài bao gồm cả Mỹ sẽ được thắt chặt, chỉ cho phép người dân Hồng Kông đã tiêm đủ 2 mũi được nhập cảnh, đồng thời người nhập cảnh được yêu cầu kiểm dịch bắt buộc tại các khách sạn được chỉ định trong 21 ngày, trong thời gian này sẽ làm xét nghiệm nhiều lần.
Tờ Minh Báo (Ming Pao) đưa tin, trong một chương trình phát thanh ngày 16/8, ông Hà Bách Lương (Ho Pak-leung), giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm và Bệnh truyền nhiễm của Đại học Hồng Kông, đã chỉ ra rằng virus biến thể Delta đang hoành hành trên khắp thế giới và “khả năng miễn dịch cộng đồng” cần phải được định nghĩa lại. Theo những hiểu biết trước đây, 70% đến 80% dân số trong một khu vực tiêm vắc-xin thì có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm này đã bị “phá vỡ” với sự xuất hiện của virus Delta, ở các nước có tỷ lệ tiêm phòng cao như Anh và Mỹ, virus vẫn đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Vắc-xin chỉ dùng để bảo vệ cá nhân.
Ngoài ra, trang tin trực tuyến Hong Kong Citizen News đưa tin, kể từ khi Chính phủ Hồng Kông sửa đổi hướng dẫn nguyên tắc báo cáo và công bố các sự cố tiêm chủng bất thường vào đầu tháng Sáu, tin tức về các trường hợp tử vong sau khi tiêm đã giảm đáng kể, và số lượng tiêm chủng tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, những trường hợp bất thường sau khi tiêm vẫn tồn tại. Một thành viên trong gia đình tiết lộ với Hong Kong Citizen News rằng người anh 35 tuổi, lâu nay luôn có sức khỏe tốt, anh hưởng ứng lời kêu gọi tiêm vắc-xin của chính phủ và được tiêm vắc-xin Fubitai (do Fosun Thượng Hải và BioNtech sản xuất). Tuy nhiên, 2 tháng sau, anh qua đời vì đột quỵ xuất huyết, bác sĩ cho biết nguyên nhân tử vong có thể là do vỡ mạch máu dị dạng. Do ngày tiêm và ngày tử vong cách nhau hơn 14 ngày nên cơ quan chức năng từ chối báo cáo vụ việc và bác sĩ từ chối cấp giấy chứng nhận xảy ra sự cố bất thường nghiêm trọng. Vậy nên gia đình không thể đòi chính quyền bồi thường.
Tờ Nhật báo Đông phương đưa tin, có người dân phản ánh rằng sau khi người cha 80 tuổi được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên, ông bị chảy máu mũi đột ngột vào sáng sớm ngày 17/8, tình trạng giống như mở vòi nước, quần áo, giường và sàn nhà đều dính máu, cuối cùng phải đưa đi bệnh viện điều trị. Người nhà lo lắng tình hình có liên quan đến vắc-xin, không biết liệu có nên tiêm mũi thứ hai không.
Tổng hợp truyền thông Hồng Kông đưa tin, nhóm nghiên cứu của Đại học Hồng Kông đã công bố kết quả nghiên cứu vào ngày 17/8. Theo đó, họ phát hiện ra nguy cơ mắc chứng liệt dây thần kinh mặt (Bell’s Palsy) sau khi tiêm vắc-xin Sinovac cao hơn gấp đôi so với không tiêm vắc-xin Sinovac. Mỗi 100.000 người được tiêm vắc-xin Sinovac, thì có 4,8 người bị liệt mặt.
Theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông, tính đến ngày 4/5, trong các ca được xác nhận liệt mặt ở Hồng Kông, có 9,4% đã được tiêm vắc-xin Sinovac và khoảng 5% đã được tiêm vắc-xin Fubitai. Lấy bệnh nhân không bị liệt mặt ở các bệnh viện công làm nhóm đối chiếu trong cùng thời gian, người ta kết luận rằng nguy cơ bị liệt mặt sau khi tiêm vắc-xin Sinovac cao hơn khoảng 1,39 lần so với không tiêm vắc-xin Sinovac. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Đại học Hồng Kông cho biết rằng hơn 90% bệnh nhân liệt dây thần kinh mặt sau khi tiêm vắc-xin sẽ phục hồi trong vòng 9 tháng sau khi được điều trị. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y học quốc tế The Lancet.
Hà Giai Tuệ, Vision Times
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…