Trung Quốc

Thị trường ô tô mới Trung Quốc tổn thất gần 20 tỷ USD do cuộc chiến giảm giá

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, cuộc chiến hạ giá của các hãng ô tô Trung Quốc đã khiến doanh số bán lẻ tổng thể của thị trường ô tô mới Trung Quốc tổn thất tổng cộng 138 tỷ nhân dân tệ/ RMB (khoảng 19,6 tỷ USD), gây ra vấn đề đối với dòng vốn của các đại lý ô tô. Mới đây, Hiệp hội Đại lý ô tô Trung Quốc (CAAM) đã đệ trình báo cáo khẩn cấp lên nhà chức trách.

Triễn lãm Auto Thượng Hải năm 2019. (Nguồn: shskycn/ Shutterstock)

Đại lý ô tô trong tình cảnh gián đoạn dòng vốn

Theo tài khoản WeChat chính thức của Hiệp hội Đại lý ô tô Trung Quốc, hiệp hội gần đây đã nhận được phản ánh từ một số lượng lớn công ty thành viên cho hay những biến động mạnh trên thị trường ô tô do các yếu tố như cuộc chiến giảm giá… tiếp tục khiến các đại lý ô tô sa lầy, và phải đối mặt với vấn đề thanh khoản vốn vô cùng căng thẳng.

Hiệp hội ngay lập tức tiến hành nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện nhất có thể để nắm rõ những khó khăn tài chính hiện tại và rủi ro đóng cửa mà các đại lý ô tô phải đối mặt.

Hiệp hội ô tô Trung Quốc gửi báo cáo khẩn cấp

Trước tình hình, hiệp hội đã chính thức đệ trình tới các cơ quan chính phủ liên quan “Báo cáo khẩn cấp về những khó khăn tài chính hiện tại và rủi ro đóng cửa mà các đại lý ô tô phải đối mặt”. Báo cáo chỉ ra, hiện nay các đại lý ô tô đang phải chịu tổn thất quy mô lớn về doanh số bán ô tô mới, tình trạng hoạt động thâm hụt dòng tiền lan rộng và nguy cơ đứt chuỗi vốn ngày càng gia tăng, khiến khó thoát khỏi tình thế khó khăn để tồn tại.

Có hai vấn đề lớn mà họ gặp phải ở giai đoạn này: thứ nhất, việc thị trường tiêu thụ chậm chạp đã khiến hàng tồn kho của đại lý ở mức cao, khiến các đại lý buộc phải bán ở mức giá thấp để giảm áp lực tài chính và chi phí tài chính; thứ hai là cuộc chiến về giá dẫn đến tình trạng mua bán bị đảo lộn nghiêm trọng, các đại lý càng bán nhiều thì càng thua lỗ, trong khi phải chịu áp lực đến hạn hoàn trả vốn vay khiến họ gặp nguy cơ đứt gãy chuỗi vốn để hoạt động, thời gian duy trì thanh khoản của các đại lý đã đến mức giới hạn.

Thị trường ô tô mới từ tháng 1 – 8 mất 138 tỷ RMB

Theo dữ liệu giám sát của hiệp hội, tính đến tháng 8 năm nay, tỷ lệ chênh lệch giữa giá nhập vào và giá xuất ra của các đại lý đã đạt tối đa -22,8% (thua lỗ 22,8% so với chi phí), tăng thêm 10,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo phân tích dữ liệu của chuyên gia liên quan, tỷ lệ chiết khấu chung của thị trường ô tô mới là 17,4% trong tháng 8; từ tháng 1 – 8 năm nay, cuộc chiến giá đã dẫn đến khoản lỗ bán lẻ lũy kế đối với ô tô mới là 138 tỷ RMB, đã tác động lớn đến sự phát triển lành mạnh của ngành.

Hiệp hội kêu gọi các cơ quan nhà nước liên quan chú ý đến những khó khăn tài chính hiện tại và rủi ro đóng cửa mà lĩnh vực đại lý ô tô phải đối mặt, đồng thời áp dụng các chính sách và biện pháp hỗ trợ tài chính theo từng giai đoạn để ngăn chặn xảy ra rủi ro hệ thống trong lĩnh vực đại lý ô tô.

Trước đó vào ngày 28/8, đại lý ô tô lớn nhất Trung Quốc là China Grand Automobile đã chính thức bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, nguyên nhân vì giá cổ phiếu của hãng này ở dưới mức 1 RMB trong 20 ngày giao dịch liên tiếp. Giá trị thị trường của đại lý này vào ngày hủy niêm yết chỉ là 6,471 tỷ RMB. China Grand Automobile đã nhiều lần tuyên bố trong báo cáo tài chính của mình rằng “cuộc chiến giá” đã tác động nặng nề đến ngành đại lý ô tô và China Grand Automobile không thoát khỏi cảnh khốn đốn.

Dư thừa công suất sản xuất xe năng lượng mới

Dưới ảnh hưởng mạnh từ chính sách do nhà nước thao túng, phát triển quá độ phương tiện sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng dư thừa công suất.

Trước đó vào tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen và Thủ tướng Đức Scholz đã liên tiếp đến thăm Trung Quốc, và cả hai đều nêu vấn đề về tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc gồm vấn đề xe ô tô, nhưng Chính phủ Trung Quốc phủ nhận.

Tuy nhiên, trong “Phân tích hiện trạng và nguyên nhân về năng lực sản xuất ô tô của Trung Quốc” do Trung tâm Đổi mới Phương tiện Kết nối Thông minh Giang Tô công bố ngày 26/4 đã chỉ ra, 20 công ty ô tô con chở khách (passenger vehicle, thường từ 2 – 7 chỗ ngồi) hàng đầu của Trung Quốc có tổng công suất sản xuất khoảng 35 triệu chiếc, chiếm khoảng 70% tổng số mặc dù bình quân tỷ lệ sử dụng chưa tới 50% so với công suất (năng lực sản xuất) của họ.

Mức sử dụng công suất từ 80% – 85% được coi là mức tương đối lành mạnh và bền vững, trong khi mức cao hơn 60% có thể đảm bảo hoạt động cơ bản bình thường của doanh nghiệp. Khi mức sử dụng công suất thấp hơn 60% có nghĩa là tình trạng dư thừa công suất “nghiêm trọng”.

Báo cáo trích dẫn dữ liệu từ nền tảng dịch vụ thông tin ngành công nghiệp ô tô Gasgoo của Trung Quốc, chỉ ra rằng tổng năng lực sản xuất ô tô con chở khách của Trung Quốc vào năm 2023 là gần 55 triệu chiếc, trong khi sản lượng khoảng 26 triệu chiếc và tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất tổng thể là dưới 50%. Từ năm 2019, tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất ô tô này giảm xuống dưới 50%, sau đó luôn dao động ở mức dưới 50% đó.

Theo dữ liệu do Gasgoo công bố, tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất ô tô con chở khách của Trung Quốc năm 2023 là 47,5%.

Ngày 17/1, Autohome cũng đưa tin tình trạng dư thừa công suất tại thị trường ô tô nội địa Trung Quốc hiện rất nghiêm trọng. Theo dữ liệu công khai, năm 2023 tổng công suất sản xuất ô tô con chở khách của Trung Quốc đạt gần 55 triệu chiếc (trong khi sản lượng trung bình hàng năm trong 5 năm trước đó là khoảng 23 triệu chiếc bao gồm cả xuất khẩu), và tỷ lệ sử dụng công suất tổng thể thấp hơn 50%.

Doanh số chậm lại trong khi leo thang cuộc chiến giá

Do dư thừa công suất, các hãng xe Trung Quốc lao vào cuộc chiến giảm giá, cuộc chiến bắt đầu năm 2023 và sau đó ngày càng leo thang.

Theo số liệu từ Hiệp hội Ô tô chở khách Trung Quốc, 7 tháng đầu năm nay, doanh số tích lũy của xe sử dụng năng lượng mới đạt gần 4,99 triệu chiếc, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái; mức tăng tương tự của năm 2023 là 36,2%, năm 2022 là trên 90%, năm 2021 là trên 160%.

Đáng chú ý là tăng trưởng của phương tiện sử dụng năng lượng mới trong năm nay chủ yếu dựa vào xe sử dụng cả động cơ đốt trong và động cơ điện (plug-in hybrid), tăng 71,6% so với cùng kỳ năm trước lên 2,08 triệu chiếc, trong khi mức tăng của xe điện thuần túy là chỉ 15,5%.

Dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc cũng cho thấy, doanh số bán lẻ trong tháng 8 của xe chở khách sử dụng năng lượng mới là 1,027 triệu chiếc, tăng 43,2% so với cùng kỳ năm trước; doanh số này tính từ tháng 1 – 8 là 6,016 triệu chiếc, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dữ liệu do nhà phân tích Lu Jinghong tại Bloomberg, mức giảm giá trung bình của các phương tiện sử dụng năng lượng mới ở Trung Quốc đã tăng từ 6700 RMB trong quý đầu năm ngoái lên 16.000 RMB trong quý đầu năm nay, dẫn đến sự sụt giảm của xe sử dụng năng lượng mới trong quý đầu của năm nay, khiến giá bán trung bình có trọng số gần bằng giá xe sử dụng nhiên liệu truyền thống, trong khi 2/3 số xe sử dụng năng lượng mới trên thị trường có giá thấp hơn các loại xe cùng loại sử dụng nhiên liệu xăng.

Tờ Daily Economic cho rằng cuộc chiến giảm giá của các hãng xe năng lượng mới Trung Quốc năm nay đã leo thang khốc liệt hơn, theo đó độ giảm giá xe ô tô điện của các hãng Trung Quốc lớn hơn mức độ chậm lại trong tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của họ.

Hạ Tùng

Published by
Hạ Tùng

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

32 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago