Categories: Du LịchQuốc tế

“Lâu đài của các quý bà” xây trên một dòng sông

Lâu đài Chenonceau (Château de Chenonceau) tọa lạc gần ngôi làng nhỏ Chenonceaux của nước Pháp và là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất của thung lũng Loire.

(Ảnh: Bert Kaufmann/Flickr)

Điểm đặc biệt của lâu đài Chenonceau là một phần của nó được xây dựng trên sông Cher. Trong những ngày đẹp trời, mặt nước yên tĩnh, khúc sông này tựa như một hồ nước.

Một điều đặc biệt khác của lâu đài là nó được xây dựng, duy trì, bảo vệ, yêu thương và chiến đấu bởi các nữ chủ nhân trong suốt 4 thế kỷ. Do đó, Chenonceau còn được biết đến với biệt danh là “lâu đài của các quý bà”.

Lâu đài soi bóng xuống dòng sông (Ảnh: Yvan Lastes/Wikimedia)

Đầu thế kỷ 16, Thomas Bohier, quan thị vệ của vua Charles VIII đã xây dựng tòa lâu đài này. Ông đã mua khu vực này và phá hủy lâu đài cũ cùng một nhà máy kiên cố để lấy mặt bằng xây dựng lâu đài.

(Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Vợ của Thomas, Katherine Briçonnet, đã giám sát hầu hết công trình này. Nhưng sau khi Thomas qua đời, lâu đài bị vua Francis I xiết nợ. Vua Frances I đã chết ngay sau khi chiếm được Chenonceau, vì vậy con trai Henry II đã thừa kế lâu đài.

(Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Đến lượt mình, Henry II đã tặng lâu đài cho người tình Diane de Poitiers, và bà đã rất gắn bó với tòa lâu đài này. Bà là một người có khiếu thẩm mỹ và sang trọng, bà trang trí lâu đài, bổ sung thêm các khu vườn và xây một chiếc cầu bắc ngang qua sông Cher.

Sau khi Henry II tử nạn trong một cuộc chiến khốc liệt năm 1559, vợ ông là Catherine de’ Medici đã nhân cơ hội này đuổi Diane đi và độc chiếm lâu đài.

Phòng triển lãm của lâu đài trên cây cầu (Ảnh: Dennis Jarvis/Wikimedia)

Catherine đã dành hết gia tài vào việc cải tạo và mở rộng lâu đài Chenonceau. Bà đã bổ sung thêm phòng trưng bày hai tầng nổi tiếng của theo phong cách Phục hưng của Ý ở trên đỉnh cây cầu mà Diane đã xây dựng.

(Ảnh: Cristian Bortes/Flickr)

Khi Catherine qua đời vào năm 1589, lâu đài đã được để lại cho con dâu bà là Louise de Lorraine-Vaudémont, vợ của vua Henry III. Cùng năm đó, sau khi Henry III bị ám sát, Louise rơi vào trạng thái trầm cảm. Quá đau lòng, Lousie đã biến Chenonceau thành một ngôi mộ, sơn màu phòng ngủ của cô thành màu đen và mặc tang phục đi lang thang khắp các phòng trong tòa lâu đài.

(Ảnh: Jean-Claude MOUTON/Flickr)

Cuối cùng, Louise đã để lại lâu đài cô cháu gái mới lên 6 tuổi (nhưng đã hứa hôn với con trai bốn tuổi của Henri IV và người tình của ông), công tước tương lai của xứ Vendôme. Trong hàng trăm năm sau đó, lâu đài rơi vào tình trạng mục nát vì Bourbons không quan tâm đến nó.

Phòng ngủ của Diane de Poitiers, tranh treo phía trên lò sưởi là của Catherine de ‘Medici, tranh bên phải Mẹ Đồng trinh và đứa trẻ của Murillo. Đằng sau giường là hai bức tranh dệt Flanders thế kỉ 16. (Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Năm 1733, một người giàu có giàu có tên là Claude Dupin đã mua lại bất động sản này. Vợ ông, Louise Dupin, đã thành lập một viện văn học ở Chenonceau, thu hút những trí tuệ của thời đại như Voltaire, Montesquieu, và Fontenelle, nhà tự nhiên học Buffon và nhà biên kịch Marivaux.

Green Study – Catherine de ‘Medici đã cai trị nước Pháp từ phòng này khi bà lên nhiếp chính sau khi vua Henri II qua đời. (Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Khi cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ và những kẻ nổi loạn đe dọa sẽ phá hủy Chenonceau vì lâu đài này là một biểu tượng của sự xa hoa quá mức của hoàng gia, Louise Dupin đã bảo vệ được lâu đài bằng cách nhắc nhở đám người đó rằng đó là cây cầu duy nhất để có thể sang bên sông dài hàng dặm này.

(Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr)

Người phụ nữ cuối cùng để lại dấu ấn của mình ở lâu đài này là Marguerite Pelouze, một người thừa kế giàu có, người đã mua lâu đài năm 1864 và bắt đầu khôi phục lại nó. Cô gần như tái thiết và thay mới hoàn toàn nội thất và loại bỏ một số thứ mà Catherine de Medici từng bổ sung vào.

(Ảnh: Bert Kaufmann/Flickr)

Thật không may, Marguerite lãng phí rất nhiều tiền để phục hồi lâu đài và vì phong cách sống xa hoa của mình, nên cô đã trở nên nghèo túng và phải bán lâu đài.

Năm 1913, Henri Menier đã mua lại nó và vẫn sở hữu nó cho đến ngày nay.

Theo Amusing Planet
Xuân Lâm

Xem thêm:

Minh Phúc

Published by
Minh Phúc

Recent Posts

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

20 phút ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

33 phút ago

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang…

50 phút ago

Tổng thống Ukraine Zelensky nói Đức ‘sợ’ Nga

Berlin không ủng hộ tư cách thành viên NATO của Kiev vì lo sợ phản…

52 phút ago

Mắm và dân tộc

Giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là…

55 phút ago