Đời Sống

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới!

Đà điều Cassowary phương Nam được mệnh danh là “loài chim nguy hiểm nhất thế giới”. Vũ khí mạnh nhất của nó là đôi chân khỏe và móng vuốt sắc như dao thép. 

Đà điều đầu mào, loài chim nguy hiểm nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Shutterstock)

Đà điểu Cassowary miền Nam trông rất đẹp và kỳ dị. Đầu và cổ của nó có màu xanh hồ sẫm, trên đầu nó đội một mũ bảo hiểm bằng xương màu nâu với hai vạt da lớn màu đỏ treo quanh cổ. Chúng là một trong những sinh vật ấn tượng nhất ở rừng nhiệt đới Australia và cũng được công nhận là “loài chim nguy hiểm nhất thế giới”. Vũ khí lớn nhất của chúng là đôi chân khỏe và móng vuốt sắc như dao thép.

Tuy nhiên, loài chim vô cùng độc đáo này hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và tình trạng sinh tồn của nó ngày càng đáng lo ngại.

Đà điểu Cassowary miền Nam còn có tên gọi khác là Đà điều đầu mào, có ngoại hình rất giống với đà điểu, nhưng giống như “họ hàng” của chúng là đà điểu Emu. Loài chim khổng lồ này thuộc về nhóm chim không bay. Chúng sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Úc, New Guinea và một số hòn đảo Thái Bình Dương, cao tới 1,5 mét và nặng khoảng 75 kg. Loài chim này có ý thức lãnh thổ rất mạnh mẽ; khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phát ra tiếng kêu rít và những âm thanh trầm thấp.

Năm 2021, một xưởng mộc ở Queensland bị một con chim khổng lồ thuộc giống đà điểu đầu mào (Cassowary) đột nhập.

“Loài chim này lớn đến mức có thể gọi là khủng long thời hiện đại”, Peter Rowles, chủ tịch nhóm cộng đồng chuyên bảo vệ loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng này, nói với AFP. “Khi lần đầu tiên nhìn vào mắt chúng, bạn có thể cảm thấy hơi sợ, vì mắt chúng rất to và trông hơi hung dữ ”.

“Đà điểu phương Nam là một loài đáng kinh ngạc, mỗi khi bạn nhìn thấy chúng trong tự nhiên đều cảm thấy thật tuyệt vời”, ông Darren Grover, quyền Giám đốc Bảo tồn của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Australia cho biết. “Nhưng hãy cẩn thận, vì chúng có tính khí tự nhiên rất dữ dội, lại có kích thước lớn và mạnh mẽ, chúng ta cần để lại cho chúng một khoảng không gian tự do”.

Chính phủ Úc đã liệt kê loài chim đà điểu phương nam vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng và cũng coi chúng là “loài chủ chốt” của địa phương. Người ta ước tính chỉ còn khoảng 4.500 con chim hoang dã trong tự nhiên và con số này vẫn đang giảm dần.

Đà điểu đầu mào, được gọi là ‘khủng long thời hiện đại’ (Ảnh: Shutterstock)

Đà điều Cassowary đóng một vai trò quan trọng trong khu rừng nhiệt đới phía đông bắc Australia và được mệnh danh là “người làm vườn” trong việc duy trì sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới. Một trong những chức năng quan trọng nhất của chúng là rải hạt. Loài chim này ăn nhiều loại trái cây. Do có kích thước lớn nên chúng có thể ăn những loại trái cây có hạt lớn hơn mà những loài chim nhỏ hơn khác không thể ăn được, sau đó lây lan hạt trong những loại trái cây này sang nơi khác thông qua quá trình bài tiết. Quá trình này giúp duy trì sự đa dạng thực vật và cấu trúc của rừng.

Nếu đà điểu đầu mào biến mất, nhiều loài thực vật dựa vào đà điểu để phát tán hạt sẽ gặp khó khăn để phát triển mạnh. Sự suy giảm đa dạng thực vật ảnh hưởng đến các loài động vật khác sống dựa vào những loài thực vật này để làm thức ăn và nơi trú ẩn. Theo thời gian, toàn bộ hệ sinh thái rừng nhiệt đới có thể bị xóa sổ.

Nghiên cứu cho thấy các mối đe dọa lớn đối với đà điểu đầu mèo bao gồm mất môi trường sống, chó tấn công và đâm xe. Vì lý do này, nhiều tổ chức bảo vệ động vật, bao gồm cả nhóm của Rowles, đang làm mọi cách có thể để cứu loài chim đang bị đe dọa này. Các biện pháp họ đã thực hiện bao gồm lắp đặt biển báo giảm tốc độ trên đường, thiết kế lại đường để bảo vệ môi trường sống bản địa của chúng và mở Bệnh viện Cassowary và hơn thế nữa.

Đà điểu phương Nam này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh Shutterstock)

Ông Rowles cho biết: “Chúng tôi tin rằng bằng cách cứu đàn đà điểu đầu mèo, chúng tôi cũng đang duy trì sức khỏe và sự thịnh vượng của môi trường sống rừng nhiệt đới, cho phép nhiều loài khác tồn tại”.

Chính phủ Úc đã từ năm 2007 xây dựng một kế hoạch phục hồi quốc gia và hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng bản địa cũng như các tổ chức bảo vệ động vật, nhằm cứu vãn loài chim biểu tượng của rừng nhiệt đới này cùng với nhiều loài khác. Vào tháng 8 năm ngoái, chính phủ Úc đã phát hành một báo cáo mới, trong đó có kế hoạch tăng cường bảo vệ loài chim đang nguy cấp này thông qua việc mua lại đất, lắp đặt các biển báo đường hiệu quả hơn và nâng cao giáo dục cho những người nuôi chó. Vào tháng 4 năm nay, chính phủ cũng đã công bố một kế hoạch bảo tồn thiên nhiên, bao gồm việc cung cấp thêm kinh phí để bảo vệ các loài đang gặp nguy hiểm.

Mặc dù việc bảo tồn đà điểu đầu mào vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng đã đến lúc phải trì hoãn cấp bách. Như Rowles và Grover nhấn mạnh, việc cứu loài đà điểu đồng nghĩa với việc bảo vệ mạng lưới sự sống phức tạp trong các khu rừng nhiệt đới ở Úc. Sự tuyệt chủng của loài chủ chốt này sẽ đồng nghĩa với những tổn thất to lớn, ảnh hưởng đến tương lai của toàn bộ khu rừng nhiệt đới ở phía đông bắc Australia.

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

Tổng thống Putin: Nga sẽ “tất tay” nếu Ukraine có vũ khí hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ sử dụng mọi vũ khí có…

5 phút ago

Hamas tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn, Israel vẫn “cứng rắn”

Hamas đã tuyên bố với các nhà trung gian quốc tế rằng họ sẵn sàng…

12 phút ago

Đồng Nai giữ được hơn 150.000 ha rừng liền mạch

Ngoài Vườn quốc gia Cát Tiên rộng hơn 70.000 ha, Đồng Nai còn ghi dấu…

28 phút ago

Nghiên cứu: Hấp thụ calo sau 5 giờ chiều có thể gây hại cho cơ thể

Việc tiêu thụ hơn 45% lượng calo hàng ngày sau 5 giờ chiều có thể…

32 phút ago

Tổng thống Nga Putin: Ông Trump ‘không được an toàn’

Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump…

45 phút ago

Bệnh hen suyễn có thể gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em

Mới đây, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh hen suyễn có liên…

1 giờ ago