Tại nhiều quốc gia, xem TV cũng cần giấy phép

Tại nhiều quốc gia, việc sở hữu một chiếc TV tiêu tốn không chỉ một loại chi phí. Đầu tiên, bản thân việc mua sắm TV cũng có giá dao động từ vài trăm đến vài nghìn đô la, tùy theo nhu cầu người dùng. Sau đó, người sử dụng phải trả phí thuê bao cho các kênh truyền hình và kênh phát trực tuyến, cũng như chi phí điện. Và cuối cùng, đặc biệt tại các quốc gia châu Âu, bạn còn phải trả phí sở hữu TV.

(Ảnh: Shutterstock)

Mục đích của giấy phép truyền hình là để tài trợ cho các dịch vụ phát sóng công cộng. Nhiều kênh truyền hình nhà nước được duy trì phần lớn dựa vào loại thuế này, phần còn lại được chi trả thông qua việc thu phí quảng cáo, mặc dù điều này ở mỗi quốc gia lại khác nhau. Ví dụ, đài truyền hình TVP của Ba Lan nhận được nhiều tiền từ quảng cáo hơn là từ thuế truyền hình của họ. 

Giấy phép truyền hình, đôi khi được gọi là giấy phép phát thanh, là một khoản phí cấp phép mà người ta phải chi trả để sở hữu một máy vô tuyến truyền hình, phần lớn quy định này chỉ tồn tại ở châu Âu. Các nước ngoài châu Âu áp dụng thuế này là Nhật Bản, Pakistan, Hàn Quốc ở châu Á và Namibia, Ghana, Nam Phi, Mauritius ở châu Phi. Trước đây, nhiều quốc gia đã thi hành chính sách cấp phép loại này nhưng sau đó lại bãi bỏ. Những nước như Brazil hay Mỹ chưa bao giờ áp dụng giấy phép truyền hình.

Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên bắt buộc trả thuế loại này, với tất cả số tiền thu được chuyển cho đài BBC – kênh truyền thông của Anh được thành lập vào năm 1927. Ban đầu loại giấy phép này được đặt tên là giấy phép không dây. Với sự xuất hiện của công nghệ truyền hình, một số quốc gia đã đề ra một giấy phép bổ sung riêng biệt, trong khi những nước khác chỉ đơn giản là tăng phí giấy phép phát thanh để trang trải thêm cho chi phí phát sóng truyền hình, đổi tên từ “giấy phép phát thanh” thành “giấy phép truyền hình” hoặc “giấy phép thu sóng”.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều tài trợ cho việc phát thanh công cộng bởi cùng nguồn thu từ đài truyền hình, mặc dù một số nước vẫn có giấy phép phát thanh riêng, hoặc áp dụng mức phí thấp hơn hoặc miễn phí đối với người dùng chỉ sở hữu một máy radio. Một số quốc gia cũng có mức phí khác nhau cho người dùng TV màu và TV đen trắng.

Giấy phép trạm thu phát thanh của Canada, cấp ngày 31/7/1948. (Ảnh: Auric/Wikimedia Commons)
Giấy phép phát thanh được cấp ở Ấn Độ cho đến năm 1984 khi nó bị bãi bỏ. Giấy phép này được giới thiệu vào năm 1928, một năm sau hệ thống của Anh. (Ảnh: Reddit)
Giấy phép phát thanh và truyền hình ở Ấn Độ phải được gia hạn tại bưu điện hàng năm. Thanh tra giấy phép không dây từ bưu điện được ủy quyền để kiểm tra mọi ngôi nhà và là cơ sở cho WLB (Wireless license book – Sổ cấp phép không dây) được hiển thị ở trên. Những người phá hoại đã bị phạt và đôi khi radio và TV của họ bị tịch thu. (Ảnh: Reddit)

Chẳng hạn như ở Serbia và Romania, lệ phí giấy phép được thanh toán thông qua hóa đơn tiền điện. Việc đánh đồng bản quyền truyền hình với hóa đơn tiền điện khiến người tiêu dùng khó trốn phí. Người ta ước tính khoảng 5% chủ sở hữu TV ở Anh không bao giờ trả phí. Tỷ lệ trốn phí cao nhất là ở Ba Lan, với hơn 65% chủ sở hữu TV cố gắng tránh né việc trả phí của họ. Với tỷ lệ trốn thuế cao như vậy, chính phủ Ba Lan hiện tại đang cân nhắc bãi bỏ hoàn toàn giấy phép truyền hình và xây dựng các chính sách tài trợ để các đài truyền hình công cộng không phụ thuộc vào nguồn thu từ thuế.

Phát hiện những người trốn thuế là một việc khá đơn giản. Do hầu hết các hộ gia đình đều được cấp phép, chỉ những nhà chưa có giấy phép mới cần được kiểm tra. Đài BBC tuyên bố rằng họ sở hữu “các xe dò vô tuyến” đặc biệt (television detector vans) có nhiệm vụ đi khắp nơi quanh đường phố để tìm kiếm chủ sở hữu TV chưa được cấp phép. Những tuyên bố này chưa bao giờ được xác minh bởi bất kỳ nguồn điều tra độc lập nào, và BBC cũng không sẵn lòng tiết lộ công nghệ đằng sau những chiếc xe tải đặc biệt này. Nhiều người tin rằng đây chỉ đơn giản là một thủ thuật để khiến mọi người sợ hãi vì nghĩ rằng họ có thể bị phát hiện và sau đó bị truy thu thuế truyền hình.

Embed from Getty Images

Một chiếc xe dò truyền hình của BBC. (Ảnh: Central Press/Getty Images) 

Bên trong một chiếc xe dò truyền hình, năm 1956. (Ảnh: Bert Brown/BIPs/Getty Images) 

Một chiếc xe dò truyền hình, được cho là chiếc duy nhất còn sót lại. (Ảnh: kitmasterbloke/Flickr)

Người Áo trả phí bản quyền truyền hình cao nhất, tầm 335 € (khoảng 9,2 triệu đồng) một năm trong khi Albania có mức phí thấp nhất với dưới 6 € (khoảng 165 nghìn đồng) một năm. Hiện chỉ có 15 quốc gia châu Âu áp dụng loại thuế này. Một số nước khác hợp nhất thuế truyền hình với hóa đơn tiền điện. Ở Israel, chỉ chủ sở hữu xe hơi mới bị tính thuế radio.

Theo Amusing Planet
Hoa Minh

Xem thêm:

Hoa Minh

Published by
Hoa Minh

Recent Posts

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

5 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

39 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

55 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

2 giờ ago