Người dân quốc gia nào trên thế giới thích trả giá nhất? Còn người dân quốc gia nào trên thế giới không thích trả giá nhất? Đây là một đề tài rất thú vị.
Trang Picodi.com đã khảo sát tổng cộng 1.700 người đến từ 44 quốc gia với nền văn hóa khác nhau, bao gồm châu Phi, Trung Đông, châu Á, Trung Nam Mỹ, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Kết quả cho thấy người Canada không giỏi trả giá nhất.
Kết quả khảo sát nghiên cứu của Picodi cho thấy, chỉ có 18% người Canada thích trả giá, nói cách khác, hơn 7/10 người Canada không thích trả giá.
Người Canada không chỉ không giỏi trả giá, mà thú vị hơn là họ căn bản không có ý muốn mất thời gian để trả giá, bởi vì đa số người Canada nghĩ rằng trả giá là một việc rất vô vị.
Ngoài ra, trong số tất cả các quốc gia được khảo sát, số người Canada được giảm giá sau khi trả giá là ít nhất, trung bình chỉ có 12%. Không khó để tưởng tượng, nguyên nhân lớn nhất khiến rất nhiều người Canada không thích trả giá có thể là bởi vì ‘chi phí thương lượng’ cao, mà lại thu về ít lợi ích.
Trên quy mô toàn cầu, nam giới trả giá trung bình sẽ được giảm giá 17%, nữ giới trả giá trung bình sẽ được giảm 18%.
Ở Indonesia, có hơn một nửa dân số (66%) thích trả giá và được giảm đến 24%.
Một người Hoa di cư đến Canada đã hơn 10 năm cho biết, người Canada chẳng những trong cuộc sống hàng ngày không thích trả giá, mà ngay cả việc mua bán giá khá cao như mua nhà, họ cũng cơ bản là không trả giá.
Ở Canada, nếu người mua nhìn thấy giá của một căn nhà quá cao, họ cũng sẽ không trả giá với người bán. Vài tháng sau người bán thấy không có ai đến hỏi thì sẽ ý thức được rằng giá nhà của mình quá cao và sẽ chủ động giảm giá.
Bài viết cho hay, không chỉ có vậy, giả sử người Canada ưng ý một căn nhà, họ không chỉ không trả giá, mà còn trả nhiều tiền hơn: “Nhà của anh rất đẹp mà giá thấp quá, tôi sẽ trả thêm cho anh”. Dù không có nhiều những “kẻ khờ” như thế này, nhưng dù sao thì người như vậy vẫn tồn tại ở Canada.
Ở Trung Quốc thì không thể nào xuất hiện “kẻ khờ” như vậy được. Thường thì người Trung Quốc mua đồ ít nhiều đều phải trả giá, hơn nữa đôi khi còn ‘giở chứng’ để ép giá xuống thấp. Dù là vô cùng vừa ý với món hàng, nhưng trên mặt người Trung Quốc cứ phải giả vờ như rất bất mãn, dùng thái độ nghiêm túc để ép người bán hạ giá.
Bài viết có nói, sở dĩ họ làm như vậy ngoài bởi vì yếu tố hàng hóa ở Trung Quốc giá không thật, ngoài quảng cáo quá nhiều ra thì còn do nguyên nhân “thói quen”. Người Trung Quốc quen với việc trả giá và soi mói. Nếu không thử trả giá, không soi mói vài câu thì sẽ cứ cảm thấy mình bị thiệt khi mua món hàng đó.
Vì vậy, đối với rất nhiều người Trung Quốc, việc trả giá, nói thách gần như là trình tự mua hàng không thể thiếu.
Vốn dĩ đi mua sắm là việc rất vui, nhưng khi có ‘trình tự trả giá’ không thể thiếu này, rất nhiều người Trung Quốc không có biểu cảm vui vẻ, thoải mái khi mua hàng, ngược lại có đôi lúc vì trả giá mà tức giận đùng đùng.
Người Canada thì hoàn toàn khác, họ không biết giả vờ, vừa ý hay không đều thể hiện ra, nhìn thấy căn nhà vừa ý là lập tức cười vui vẻ khen không ngớt lời, không hề trả giá mà mua ngay.
Ngoài ra, ở Canada, nếu có người Hoa hoặc người dân di cư từ các quốc gia khác trả giá họ, họ sẽ dễ trở nên không vui.
Một người Hoa di cư đến Canada đã hơn 10 năm từng nhìn thấy một cảnh tượng như sau:
Có một người Hoa vừa mới di cư đến Canada không lâu ưng ý một chiếc xe đạp ở Garage Sale, giá là 10 đô la. Người này trả giá với người bán liệu có thể bán cho anh ta với giá 5 đô la được không. Người Canada đó lập tức tỏ ra rất không vui, bởi vì người Canada không trả giá, họ đều là ưng ý thì trả tiền rồi đi thôi.
Người bán cảm thấy không thể hiểu nổi việc trả giá của người Trung Quốc, dù người Hoa này nói hai ba lần muốn giảm giá, nhưng người Canada kia lại nhất quyết không giảm. Cuối cùng, người Hoa vừa mới di cư đến kia bèn không vui bỏ đi.
Trên thực tế, người Canada bán ở Garage Sale đa phần là một niềm vui, chứ hoàn toàn không phải vì kiếm tiền, vì vậy giá đã rất thấp rồi. Dù sao thì người Canada nghĩ rằng giá bán của mình đã thấp nhất rồi, bạn còn trả giá với họ thì sao mà họ vui cho được.
Giám đốc dự án của Picodi.com, ông Matthew Meadows giải thích kết quả khảo sát với tờ HuffPost Canada rằng, “Các nước phương Tây bao gồm Canada thích mua sắm theo từng bước, cũng chính là đi hỏi giá ở nhà bán lẻ trước, cảm thấy giá phù hợp thì mua.”
Ông cho hay, ở các nước châu Âu và những nơi khác thì có thể không hoàn toàn giống vậy, họ có xu hướng thử trả giá trước hơn.
Theo khảo sát, người Canada sẽ trả giá khi mua trang sức, giường, nệm và phí hội viên phòng gym.
Ngoài ra, khi nói đến trả giá, người Canada còn còn người trả giá “nhát” nhất. Trong tất cả các quốc gia thì người Canada tin rằng “sức thu hút” là nhân tố quan trọng quyết định liệu một người có thể trả được giá tốt hay không. Ông Meadows bày tỏ rằng kết quả này khiến ông “kinh ngạc” nhất.
Ông chia sẻ “Có thể trước đây chúng ta không ý thức được về tác dụng tiềm ẩn và tính quan trọng của ngoại hình.”
Tại rất nhiều quốc gia, sở dĩ người ta có thói quen trả giá thì nguyên nhân rất lớn đó là vì cơ chế thị trường không hoàn thiện, hành vi cố ý nâng giá cao quá phổ biến, người tiêu dùng vô ý sẽ bị mua hàng chất lượng kém với giá cao.
Ở Việt Nam, rất nhiều tiểu thương hét giá rất cao rồi đợi khách trả giá. Nếu như khách không trả giá, vậy thì họ sẽ bán được với giá cao, nếu khách trả giá, họ sẽ bán với giá thấp hơn một chút, cứ như vậy, họ sẽ lời nhiều hơn.
Còn người Canada thì rất có trật tự, cơ chế thị trường hoàn thiện, điều này sẽ làm giảm “hành vi gian lận” của các tiểu thương ngay từ đầu.
Theo Picodi.com
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.