Ngày 7/4, tờ Epoch Times đã đăng tải một bộ phim tài liệu điều tra về nguồn gốc của virus Vũ Hán (COVID-19). Bộ phim dài 55 phút này đã lan truyền trên nhiều kênh khác nhau, trong đó có Facebook, với tổng cộng hơn 70 triệu lượt xem (cập nhật ngày 17/4).
Tuy nhiên, sau khi chia sẻ video hoặc đường link Youtube, một số người dùng Facebook đã được nhận được tin nhắn, nhẹ nhàng nhắc nhở rằng thông tin họ chia sẻ về nguồn gốc virus Vũ Hán là không chính xác.
Facebook đã lấy quan điểm của một “người xác minh thông tin độc lập”. Người xác minh này không đồng tình với một số ý kiến mà các chuyên gia đưa ra trong bộ phim tài liệu về COVID-19 này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiêu hủy các bằng chứng và ngăn chặn nghiên cứu về nguồn gốc của virus, do vậy sẽ rất khó để đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào. Trên thực tế, bộ phim dường như cũng không đưa ra kết luận chắc chắn.
Bên cạnh các ý kiến của chuyên gia, bộ phim tài liệu của Epoch Times cũng phơi bày nhiều thông tin sâu về virus Trung cộng (thường được gọi là virus corona mới) và tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Bộ phim đã có tác động mạnh mẽ và thu hút được sự quan tâm về nguồn gốc của virus corona, trong đó phủ nhận quan điểm của các quan chức ĐCSTQ cho rằng chủng virus này xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam.
Sau khi ra mắt bộ phim, một số tờ báo đã nhắc đến nó:
Bình luận dưới video cho thấy, các phản hồi đa phần là tích cực.
Ngoài ra, có một số vấn đề khiến cho việc xác thực nội dung (mà Facebook sử dụng) trở nên không đáng tin. Cụ thể là:
Người xác thực thông tin, Danielle Anderson, không hoạt động độc lập, như cô đã nói: “Tôi tiết lộ rằng mình là một nhà khoa học được đào tạo để làm việc ở môi trường có mức độ an toàn cao và có các dự án hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán (WIV). Tôi đã làm việc trong trong chính phòng thí nghiệm này nhiều lần trong vòng 2 năm qua. Cá nhân tôi có thể xác thực các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn nghiêm ngặt được thực hiện trong khi làm việc ở đó. Các nhân viên tại WIV là những người rất có năng lực, chăm chỉ và là những nhà khoa học xuất sắc với lý lịch chuyên môn tuyệt vời.”
Có một nội dung xác minh thông tin quan trọng là không chính xác: “Không có bằng chứng cho thấy Viện Virus học Vũ Hán có mức độ an toàn sinh học thấp hoặc động vật sau khi thí nghiệm được bán hoặc tiêu thụ.” Nhận định này là sai lầm dựa vào các bài báo được đăng tải trên tờ Washington Post và Fox News.
Tiêu đề được đặt cho nội dung xác minh thông tin là “Bằng chứng khoa học cho thấy virus gây COVID-19 có nguồn gốc tự nhiên, không phải là do con người tạo ra.” Ngay ở phần dưới tiêu đề có một tuyên bố như sau: “các bằng chứng chỉ ra rằng nghiên cứu SARS-CoV-2 đang được thực hiện tại Viện Virus học Vũ Hán là KHÔNG ĐÚNG”.
Nội dung xác minh này đã gộp ý tưởng về “nguồn gốc từ phòng thí nghiệm” với “do con người tạo ra” – một chủng virus corona (trong nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới) có thể đang được nghiên cứu nhưng không phải là một sản phẩm của kỹ thuật sinh học. Và virus này có thể đã lây lan từ phòng thí nghiệm đến người dân mà không hề qua biến đổi nhân tạo.
Tờ Epoch Times cho biết, họ kêu gọi Facebook gỡ bỏ thông tin không chính xác trên, từ đó giúp cho nhiều người xem bộ phim tài liệu vào thời điểm trọng yếu này.
Chính phủ Mỹ gần đây đã công khai thông báo họ đang điều tra về nguồn gốc của virus Vũ Hán. “Chúng tôi vẫn đang hỏi ĐCSTQ để đưa các chuyên gia tới phòng thí nghiệm, xác định chính xác xem virus đã bắt nguồn từ đâu,” Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu với Fox News.
Khi nhắc đến sự cần thiết của tự do báo chí, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg từng phát biểu tại Đại học Georgetown vào tháng 10/2019 rằng:
“Theo nguyên tắc, trong một nền dân chủ, tôi tin rằng mọi người nên quyết định điều gì là đáng tin cậy, không phải là các công ty công nghệ.”
Theo Epoch Times,
Phan Anh
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…