Loài tắc kè có khả năng “lột da toàn tập” để chạy trốn kẻ thù

Sâu trong những dãy núi đá vôi và rừng rậm tại công viên quốc gia Ankarana của Madagasca, một con thú săn mồi đang rình rập. Nó chồm tới, gặm lấy con tắc kè nhỏ ngon lành, nhưng thứ còn lại trong miệng nó chỉ là một đống vảy đáng sợ. Còn “phần thịt” đã chuồn đi mất từ khi nào…

Tắc kè vảy cá ở Madagasca đều có khả năng độc đáo là rủ bỏ lớp da ngoài để trốn khỏi kẻ săn mồi, hay cả những nhà khoa học muốn nghiên cứu chúng. Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PeerJ, các nhà bò sát học công bố rằng họ chắc chắn đã xác định được một loài mới mang tên Geckolepis megalepis. Loài tắc kè này có đặc trưng là những vảy lớn quá khổ so với kích cỡ cơ thể.

“Không có mấy người có hứng thú đến đây tìm hiểu, bởi chúng quả là một cơn ác mộng khó khăn khi nghiên cứu,” tác giả dẫn đầu nghiên cứu Mark Scherz cho biết.

Chỉ cần một lần dùng chiêu “kim thiền thoát xác” để trốn khỏi kẻ săn mồi, loài tắc kè này sẽ mất toàn bộ vảy đặc trưng của chúng, làm cho việc nghiên cứu các đặc tính bên ngoài gần như bất khả thi. Loài mới phát hiện này còn có xu hướng rũ vảy cao hơn cả những họ hàng của nó. Nên các nhà nghiên cứu đã phải viện đến quét ảnh CT bộ xương – thứ mà chúng không thể rũ bỏ được – để tìm những đặc trưng trong cấu trúc cơ thể.

“Chúng dựa vào áp lực mà kẻ săn mồi đặt lên bộ da để xoay và dùng lực ma sát để rũ bỏ lớp vảy. Quả là một cách trốn chạy tốn kèm,” nhà bò sát học Aaron Bauer cho biết. “Nhưng như vậy hay là bị ăn thịt, sẽ chẳng khó để chọn.”

Việc lột bỏ lớp da của tắc kè cũng không phải nhẹ nhàng gì. Không như rắn lột da, hay da người – vốn chỉ lột bỏ đi khi một lớp da non khỏe mạnh đã hình thành bên dưới, loài tắc kè này lột bỏ lớp vảy xong thì chỉ còn lại lớp thịt mỏng manh ở bên dưới.

“Nếu chúng là loài động vật có vú thì đây sẽ là vấn đề nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Tương tự như khi bạn bị bỏng khắp người vậy,” ông Bauer nói.

Nhưng không như động vật có vú, tắc kè Geckolepis có khả năng hồi phục lớp da và vảy nhanh chóng, chỉ trong vòng vài tuần.

Đây là một khả năng rất đáng kinh ngạc, nhưng nó chưa được cộng đồng y sinh chú ý cho lắm, cả ông Bauer và Scherz nhận định. Đã có ý tưởng về việc đưa khả năng của tắc kè thành một phương pháp giúp các bệnh nhân bỏng hồi phục lớp da nhanh chóng, nhưng để hiện thực hóa còn là một con đường dài nghiên cứu, chưa kể đến việc những con bò sát này giỏi chạy trốn và yếu ớt đến thế nào…

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

38 giây ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

18 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

50 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 giờ ago