Nhà máy điện hạt nhân “nổi” có tên Akademik Lomonosov, do Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga chế tạo, mang theo hai lò phản ứng hạt nhân KLT-40S (tương tự loại dùng trong tàu phá băng hạt nhân do nước này sản xuất) đang chuẩn bị khởi hành đến cảng Pevek ở Bắc Cực trong một chuyến hành trình kéo dài khoảng 6.400km.
Theo tờ The Guardian (Anh), giới chức trách cho biết sau khi cập bến, Lomonosov sẽ thay thế một nhà máy hạt nhân cũ kỹ và một nhà máy điện than độc hại, cung cấp năng lượng sạch cho sinh hoạt (có tổng công suất 70MW điện, đủ để phục vụ cho 100.000 hộ gia đình), khai khoáng tại vùng Chukotka biệt lập nhưng giàu tài nguyên của Nga.
Theo tờ Popular Mechanics (Mỹ), chỉ có khoảng 2 triệu người Nga sinh sống gần khu ven biển Bắc Cực trong các ngôi làng tương tự như Pevek, những nơi chỉ có thể đến bằng máy bay hoặc tàu trong điều kiện thời tiết tốt. Tuy vậy, khu vực này lại có thể tạo ra 20% GDP của Nga và đóng vai trò trung tâm trong việc khai khoáng, giữa bối cảnh trữ lượng ở vùng Siberia đang có dấu hiệu giảm dần.
Ngoài ý tưởng cung cấp năng lượng cho khu vực xa xôi ở Bắc Cực, con tàu Lomonosov được xem là cơ hội cho Nga phát triển tuyến đường biển Bắc, qua đó vận chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và Châu Âu.
Tập đoàn Rosatom tuyên bố Lomonosov là con tàu “gần như không thể chìm”, có thể chịu được va đập với băng trôi và con sóng cao 7m. Ông Dmitry Alekseyenko, Phó giám đốc xây dựng con tàu Lomonosov khẳng định: “Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thảm họa Fukushima (động đất gây sóng thần vào năm 2011 ở Nhật). Theo kết quả thử nghiệm, một cơn sóng thần xuất phát từ trận động đất 9 độ richter cũng không thể quật ngã nó.” Tuy nhiên, điều này cũng không thể làm dịu đi mối lo ngại của nhiều người.
Trên thực tế, nhà máy hạt nhân “nổi” này đang vấp phải sự phản đối từ các chuyên gia về môi trường. Cụ thể, Lomonosov đã bị tổ chức môi trường Hòa bình xanh (Greenpeace) lên tiếng chỉ trích và gọi bằng những cái tên như “Titanic hạt nhân”, “Chernobyl trên băng”, “Chernobyl nổi”, bởi cho rằng nó có thể trở thành “thảm họa Chernobyl” thứ hai. Đây được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử năng lượng thế giới.
>> 5 điều kỳ lạ ít ai biết về thảm họa hạt nhân Chernobyl
Ngoài ra, theo Quỹ Bellona (tổ chức về môi trường có trụ sở tại Oslo, Na Uy), các cơn sóng từ thảm họa sóng thần có thể đẩy nhà máy điện hạt nhân lên bờ và gây ra một vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bà Anna Kireeva, một thành viên thuộc tổ chức trên đã tỏ ra lo ngại và cho biết: “Nga muốn đưa công nghệ chế tạo tàu Akademik Lomonosov ra nước ngoài và bán cho những quốc gia như Sudan, nơi có mức độ bức xạ hạt nhân, quy định và tiêu chuẩn không cao như ở Nga. Họ sẽ làm phải thế nào với nhiên liệu đã qua sử dụng và ứng phó ra sao trong trường hợp khẩn cấp?”
Trên thực tế, viễn cảnh lợi nhuận kếch xù thu được từ trục giao thông mới trên biển, cùng với tầm quan trọng về mặt chiến lược trong lĩnh vực quân sự đã thúc đẩy công nghệ chế tạo tàu phá băng, tàu ngầm và các phương tiện chạy bằng hạt nhân khác.
Ông Thomas Nilsen, biên tập viên tờ Barents Observer (có trụ sở tại Na Uy), ước tính rằng đến năm 2035, phần lãnh thổ của Nga ở Bắc Cực sẽ trở thành “vùng biển hạt nhân hóa dày đặc nhất trên thế giới.”
Video giới thiệu về con tàu “Chernobyl trên băng” do Nga chế tạo:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…