Nhà nghiên cứu cấp cao Nhật Bản: Biến thể Lambda là mối đe dọa tiềm tàng với nhân loại

Giới khoa học hiện đang bày tỏ sự lo ngại trước mối đe dọa do biến thể Lambda gây ra, khi chủng này có thể kháng lại vắc-xin mạnh hơn phiên bản gốc của virus.

(Ảnh minh họa: Tushar Gatre/Shutterstock)

Nghiên cứu của một nhóm khoa học đến từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã phát hiện ra 3 đột biến có trong protein gai của Lambda khiến cho loại biến thể này vô hiệu hóa được các kháng thể do vắc-xin tạo ra.

Trong khi đó, hai đột biến có ở Lambda, T76I và L452Q, sẽ làm cho biến thể này có khả năng lây lan mạnh hơn chủng đã hoành hành thế giới vào năm 2020.

Kết luận của nghiên cứu được đăng trên tạp chí BiorXiv vào ngày 28/7 phù hợp với những phát hiện của một nhóm nghiên cứu ở Chile, trong đó phát hiện ra rằng Lambda cũng có thể lẩn tránh các kháng thể vắc-xin, theo Infection Control.

Vào tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố biến thể Lambda (xuất hiện tại Peru vào tháng 8/2020, được ghi nhận ở các trường hợp tại Texas và Nam Carolina) là một “biến thể được quan tâm”.

Cơ quan này cho biết rằng Lambda (còn được gọi là biến thể C.37) chiếm khoảng 81% số ca nhiễm bệnh ở Peru kể từ tháng 4. Các trường hợp mắc bệnh đã được ghi nhận ở 29 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Nhật Bản nói rằng mối đe dọa đến từ chủng biến thể này có thể đã bị đánh giá thấp bởi nó chỉ được liệt vào hàng biến thể “được quan tâm”. Nhà nghiên cứu cấp cao Kei Sato của Đại học Tokyo nhận định: “Lambda có thể là mối đe dọa tiềm tàng đối với xã hội nhân loại”.

Tiến sĩ Georg-Christian Zinn, giám đốc Trung tâm Vệ sinh Bioscientia tại Ingelheim, Đức, cho biết rằng tuyên bố của nhóm nghiên cứu Nhật Bản cần được xem xét một cách nghiêm túc ngay cả khi phát hiện của họ vẫn cần được xác minh.

Theo ông, nghiên cứu mới của Nhật Bản về biến thể Lambda là rất đáng tin cậy, trong đó đề cập đến trình độ chuyên môn của các nhà nghiên cứu.

Pablo Tsukayama là tiến sĩ về vi sinh phân tử tại Đại học Cayetano Heredia ở Lima (Peru), người đã ghi lại sự xuất hiện của Lambda. Ông nói rằng khi được phát hiện, loại biến thể này không thu hút nhiều sự chú ý.

Đến tháng 3/2021, Lambda xuất hiện trong 50% số mẫu vật phẩm ở Lima nhưng chỉ 1 tháng sau, con số này đã tăng lên 80%. Ông Tsukayama nói với Al Jazeera vào tháng 7 rằng: “Sự tăng vọt từ một lên 50% là một dấu hiệu ban đầu cho thấy [sự xuất hiện của] một loại biến thể dễ lây truyền”.

Trong khi đó, Tiến sĩ Stuart Ray, giáo sư y khoa tại Bệnh viện Johns Hopkins, nói với NPR vào tháng 7 rằng Lambda là “một loại họ hàng của biến thể Alpha”, nhưng hiện chưa có đủ bằng chứng cụ thể cho thấy chủng này có khả năng lây lan mạnh hơn Delta.

“Rõ ràng, Delta hiện đang là loại biến thể thống trị [thế giới]. Và vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp tục tập trung vào Delta như là một loại biến thể có khả năng lây nhiễm cao”, ông nói. “Chúng ta phải cảnh giác với những chủng biến thể mới này và theo dõi chúng. Tôi nghĩ Lambda hiện đang là một biến thể được quan tâm, và chúng ta sẽ xem liệu nó có trở thành chủng biến thể đáng lo ngại hay không”.

Theo Newsweek,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

9 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago