Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm đủ cho thế giới trong hơn 400 năm

Dưới đáy biển Thái Bình Dương, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy một dải bùn rộng 25.000 km2 chứa 16 triệu tấn kim loại đất hiếm – đủ cho cả thế giới dùng trong một thời gian vài trăm năm.

Đảo Minamitorishima nơi tìm thấy mỏ đất hiếm (Ảnh: Asahi Shimbun/ Getty Images)

Đất hiếm là một loại vật liệu cực kỳ quan trọng để chế tạo điện thoại thông minh và xe điện. Trước đây, Trung Quốc là nhà cung cấp đất hiếm chính cho thế giới. Vì thế đôi khi cũng xảy ra vấn đề nếu tâm trạng của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không được vui.

Năm 2010, Trung Quốc đã giảm mạnh lượng xuất khẩu của 17 loại đất hiếm, làm cho giá cả tăng lên tới 10 lần. Đây cũng là một trong những lý do chính làm cho Nhật Bản đẩy mạnh dò tìm đất hiểm dưới lòng đại dương.

Để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như thiết bị điện máy và xe hơi, Nhật cần rất nhiều đất hiếm nhưng trước đây luôn phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Tình hình này có thể sẽ sớm thay đổi.

>> Video: Hồ chất độc khổng lồ ở Trung Quốc có thể khiến bạn suy nghĩ lại về đồ điện tử

Khi dò tìm trong “vùng kinh tế đặc quyền”, Nhật đã tìm thấy loại bùn chứa 16 triệu tấn đất hiếm, tương đương với lượng yttrium đủ dùng trong 780 năm, europium cho 620 năm, terbium trong 420 năm và dysprosium trong 730 năm.

Nhưng việc xử lý bùn thô cũng không đơn giản, phải qua một quá trình trích tách và tổng hợp phức tạp. Nhưng có lẽ các nhà khoa học sẽ sớm đưa vào công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình này. Các nhà nghiên cứu, chính phủ và các công ty Nhật Bản dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra khả thi trong vòng 5 năm tới.

Một chương mới trong ngành khai khoáng

Vị trí của mỏ đất hiếm (ảnh chụp qua Scientific Reports)

Trước đây Trung Quốc là nhà cung cấp duy nhất có nguồn tài nguyên dồi dào và thiết bị máy móc đắt tiền để khai thác, và đã luôn chiếm lĩnh thị trường đất hiếm. Ngay cả khi một số nước bước vào cạnh tranh, thị phần của Trung Quốc chỉ giảm đi một chút, từ 93% xuống 86%.

Các nước như Brazil, Việt Nam và Cộng hòa Congo có nguồn dự trữ nhưng không có năng lực khai thác, trong khi Mỹ, Nhật và Tây Âu có năng lực khai thác nhưng thiếu nguồn tài nguyên.

Phát hiện mới này của Nhật Bản, khi được kết hợp với sức mạnh xử lý của ngành công nghiệp mạnh, nhiều khả năng sẽ kết thúc vị thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc. Sau khi thông tin này được đưa ra, giá cổ phiếu của các công ty khai khoáng Nhật Bản đã tăng lên 13%.

Thông tin chi tiết được đăng tải trên trang Scientific Reports của Nature.

Theo CNBC,
Phong Trần tổng hợp

Published by

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

59 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago