Theo lịch sử, điện được con người bắt đầu sản xuất và lưu trữ vào thế kỷ 18. Khó có thể tưởng tượng rằng nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại cách chúng ta mấy nghìn năm xa xôi cũng sở hữu kiến thức về điện, không chỉ để thắp sáng mà còn có các công nghệ vận hành bằng điện năng.
Trong khuôn khổ của các bằng chứng khảo cổ tìm thấy, câu trả lời dường như đã được khẳng định.
Các nhà nghiên cứu kim tự tháp vẫn luôn thắc mắc về phương thức chiếu sáng bên trong công trình này. Đa số vẫn cho rằng người xưa chỉ có thể đốt đuốc, nến, đèn dầu… nhưng trong hàng ngàn ngôi mộ và kim tự tháp lại không có dấu vết nhỏ nào của bồ hóng trên tường.
Vậy làm sao để ngắm các họa tiết sinh động nhiều màu sắc trong những ngôi mộ cổ này? Một vài nhà duy lý cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng gương phản chiếu ánh mặt trời, nhưng chất lượng của những chiếc gương đồng cổ đại là không đủ dùng.
Trong ngôi đền thờ thần Hathor tại Dendera, vài chục km ở phía Bắc Luxor, Ai Cập, một vài chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời: 7 bức hình khắc nổi trên các bức tường đá là bằng chứng cho thấy những người Ai Cập cổ đã từng sử dụng đèn điện. Trên đó miêu tả nhiều người đang đứng xung quanh một vật thể giống bóng đèn cỡ lớn.
Đui đèn là một vật trông giống như bông hoa sen gắn vào dây cáp chạy dọc theo phần dưới của “thiết bị”. Bên trong “bóng đèn” là một sợi dây mang hình con rắn uốn khúc. Theo nhà khảo cổ học Erich Von Däniken, tác giả của cuốn “Chariot of the Gods” (tạm dịch: Cỗ xe ngựa của Thần), thì con rắn này biểu thị cho dây tóc bóng đèn.
Qua nghiên cứu, nhà khảo cổ học Von Däniken cho rằng các hình khắc nổi đang mô tả chính xác các bóng đèn điện hoạt động theo nguyên lý hồ quang điện.
Von Däniken cùng các đồng nghiệp đã tạo ra mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động, phát ra ánh sáng tím.
Von Däniken đã sử dụng cùng loại thông số về kích thước, bao gồm hai thanh kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở đầu bên kia.
Thí nghiệm này chứng tỏ nhận định của các nhà khoa học về khả năng dùng điện của những người xây dựng nên kim tự tháp Ai Cập là hoàn toàn có cơ sở.
Năm 1936, trong cuộc khai quật một ngôi làng cổ 2.000 năm tuổi ở phía Đông Ai Cập vài trăm km, ngày nay thuộc Iraq, người ta đã tìm thấy những bình gốm nhỏ kỳ lạ.
Những bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường, được định niên vào khoảng 248 TCN – 226 SCN. Trong số này có một bình bằng đất nung cao 14cm, màu vàng sáng, có chứa một trụ đồng dài khoảng 10cm, đường kính 3cm. Ở giữa các trụ bằng đồng là một lõi thép cũng được gắn vào bằng keo nhựa đường.
Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên: cái bình gốm này không gì khác hơn chính là một pin điện thời cổ đại
Pin điện cổ đại tại viện bảo tàng Bát-đa, cũng giống như những bình pin gốm khác được đào lên, tất cả đều được định niên từ năm 240 TCN đến năm 226 SCN trong thời chiếm đóng của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát-đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam Iraq, qua giám định niên đại cho thấy ít nhất có từ 2500 năm trước công nguyên.
Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của một vật được mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này làm ta không thể không nghĩ rằng những người Pathi đã thừa kế những pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh sớm nhất được biết đến.
Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm General Electric tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những lý luận của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao cho pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó cho một dòng điện khoảng nửa vôn.
Vào thập kỷ 1970, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát-đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học cổ đại đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện này để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc.
Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.
Cũng dễ nhận thấy việc sử dụng những pin tương tự có thể đã được những người Ai Cập cổ đại biết đến, nơi mà vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau. Có vài khám phá dị thường từ nhiều vùng khác nhau, cho phép khẳng định điện đã được sử dụng trong một quy mô lớn.
Nếu các kim tự tháp Ai Cập thực chất được xây làm lăng mộ, thì người ta hẳn phải tìm thấy xác ướp trong đó. Nhưng cho đến hôm nay, chưa từng có xác ướp, bất kì thể loại nào, từng được tìm thấy bên trong kim tự tháp.
Ngày nay có nhiều lý thuyết cũng như cơ sở để khẳng định rằng các kim tự tháp thời tiền sử được tạo ra không dành cho mục đích chôn cất các vị vua, mà bản thân chúng là các máy phát điện công suất lớn.
Lý thuyết này được khởi xướng bởi tác giả và nhà nghiên cứu Christopher Dunn trong quyển sách “The Giza Power Plant” (tạm dịch: Nhà máy điện Giza) và “Lost Technologies of Ancient Eqypt” (Những công nghệ bị lãng quên của Ai Cập cổ đại). Dunn nói rằng King Chamber – tức “Căn phòng của vua” nằm ngay trung tâm của Đại Kim tự tháp thực chất chính là bộ máy phát điện trung tâm của siêu công trình này. Nó được xây dựng chủ yếu bằng đá granite hồng, một chất liệu giàu hàm lượng thạch anh vi tinh thể.
Năm 2003, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra kim tự tháp Teotihuacan ở Mexico là một cơ sở sản xuất năng lượng, nơi mà điều kiện tự nhiên, địa-từ trường, thiết kế và vật liệu của kim tự tháp cũng như các cặn hóa chất và khoáng chất còn đọng lại cho phép người ta kết luận rằng nó là một hệ thống tạo ra dòng điện.
Ngoài ra, năm 2010 nhiều nhân chứng ghi nhận hiện tượng các chùm năng lượng phóng thẳng lên không trung từ đỉnh các kim tự tháp Mặt trời ở Bosina, Kim tự tháp “El Castillo” ở Yucatán (Châu Mỹ).
Các phát hiện thời gian gần đây khẳng định rằng nhiều kim tự tháp trên thế giới được xây dựng bởi các nền văn minh tiền sử vốn có trình độ công nghệ rất cao, mà con người của nền văn minh nhân loại 5.000 năm của chúng ta chỉ tái sử dụng theo mục đích khác. Điều này càng củng cố thêm cơ sở rằng con người tiền sử đã sử dụng điện và sản xuất ra điện với một trình độ cao cấp mà khoa học hiện nay chưa thể giải thích nổi.
Xem tiếp phần 2: Kim tự tháp Giza là nhà máy phát điện thời cổ đại? Giả thuyết và kiểm chứng
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…