Bolivia: Bằng chứng về trận đại hồng thủy đã nhấn chìm di chỉ Tiwanaku và hồ Titicaca
Nằm trên độ cao gần 3.900 mét so với mực nước biển, thành phố cổ Tiwanaku và di chỉ cự thạch Puma Punku cách đó chỉ vài trăm mét là hai địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất thế giới của Bolivia.
Hai công trình này không chỉ gây sửng sốt cho thế giới về kỹ thuật chế tạo đá hết sức cao, mà còn hé lộ về một nền văn minh tiền sử đã biến mất.
Trong phần 2, chúng ta đã tìm hiểu phương pháp tính toán lịch hàng năm của những người dựng lên Tiwanaku và cách xác định độ tuổi của thành phố cổ đại này. Trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về nguồn gốc của Tiwanaku và Puma Punka – được cho là liên quan đến một nền văn minh tiền sử.
Phần 3: Quần thể các di chỉ đá của Bolivia hé mở về một nền văn minh tiền sử?
Nhiều bằng chứng cho thấy Tiwanaku, Puma Punka và nhiều khu vực ở vùng núi Andes, Nam Mỹ đã từng bị chìm trong nước biển.
Hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ đã từng nằm dưới đáy biển?
Hồ Titicaca, nằm ở biên giới của hai quốc Bolivia và Peru, trên dãy núi Andes ở độ cao 3.813m so với mực nước biển. Với diện tích 8.330km2, Titicaca là hồ nước nằm ở độ cao cao nhất thế giới và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ tính theo thể tích nước trong hồ. Độ sâu trung bình của hồ là hơn 100m, nơi sâu nhất lên đến 304m.
Người ta đã phát hiện ra rằng một phần các phiến đá xây dựng tại Tiwanaku được lấy từ khu mỏ đá gần hồ Titicaca.
Có bằng chứng cho thấy hồ Titicaca đã từng ngập trong nước biển. Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng triệu vỏ sò hóa thạch rải rác khắp các vùng bờ của hồ. Không chỉ các vò sò hóa thạch được tìm thấy tại Titicaca, người ta còn tìm thấy được rất nhiều các mẫu sinh vật biển hóa thạch được ở khắp nơi trong khu vực dãy núi Andes của Nam Mỹ.
Phía trên bên trái: hóa thạch của rùa biển Chelonoidis tìm thấy ở khu vực núi Andes, phía trên bên phải: các vỏ sò hóa thạch trên dãy núi Andes, phía dưới bên trái: các vỏ sò hóa thạch tìm thấy ở hồ Titicaca, phía dưới bên phải: cá ngựa nước ngọt ở hồ Titicaca (ảnh: nephicode.blogspot.com)
Năm 1943, Arthur Posnansky đã tìm thấy sự tồn tại của một loài cá ngựa sống trong hồ Titicaca. Ngày nay mẫu cá ngựa sống trong nước ngọt có tên Titicacanesis Hippocampus này vẫn được trưng bày tại bảo tàng Tiwanaku. Cá ngựa vốn là loài cá đại dương, sự xuất hiện của nó ở hồ Titicaca gợi ý rằng lòng hồ này vốn nằm dưới đáy đại dương, khi nước biển rút đi, nước ngọt được đổ về hồ từ các con sông trên núi và loài cá ngựa này dần thích nghi và tồn tại với nước ngọt trong hồ.
Mẫu cá ngựa nước ngọt có tên Titicacanesis Hippocampus được Arthur Posnansky tìm thấy tại hồ Titicaca năm 1943 được trưng bày tại bảo tàng Tiwanaku hiện nay (ảnh: practicalfishkeeping.co.uk)
Dấu tích của một nền văn minh tiền sử?
Trong quá trình khảo cổ Tiwanaku, Arthur Posnansky đã phát hiện ra dấu tích một đường bờ biển cổ đại trên những ngọn đồi xung quanh Tiwanaku. Ngoài ra Arthur Posnaky còn phát hiện thấy các trầm tích vôi trên bề mặt của các phiến đá ở Tiwanaku, điều này cho biết rằng Tiwanaku đã từng bị ngâm trong nước một thời gian khá dài.
Người ta cũng phát hiện ra một phế tích của một công trình xây dựng trên đảo mặt trăng (Isla de la luna) tại hồ Titicaca. Nơi này được cho là nơi ở của các trinh nữ thờ thần Mặt Trời trong nghi lễ tín ngưỡng của người Inca. Hiện nay, phần còn lại của công trình này chỉ là một bức tường đá với các khối đá lớn có bề mặt được xử lý trơn nhẵn và các đường chạm khắc tinh vi, vuông góc, đồng đều với trình độ tương đương công trình Tiwanaku hoặc Puma Punka.
Năm 2000, các nhà khảo cổ phát hiện thấy dưới lòng hồ Titicaca một ngôi đền cổ đại có kích thước lên đến 200×50 mét, ngoài ra người ta cũng phát hiện ra một khu đất canh tác, một con đường dài 800 mét ở đáy hồ Titicaca.
Các chứng cứ này cho thấy có dấu tích của một nền văn minh tồn tại trước khi hồ Titicaca được hình thành. Trước khi có hồ Titicaca, cả khu vực này là một vùng đất phát triển với nhiều công trình lớn trong đó có Tiwanaku, Puma Punka. Đã xảy ra một thay đổi địa chất khiến cho cả vùng đất này ngập chìm trong nước biển trong một trận đại hồng thủy.
Tại Bolivia hiện vẫn tồn tại các truyền thuyết về một trận lụt lớn trong quá khứ đã nhấn chìm một nền văn minh phát triển rực rỡ. Điều này cũng tương tự với các truyền thuyết về trận đại hồng thủy xảy ra ở các nơi trên thế giới, phá hủy hoàn toàn một nền văn minh tiền sử cách chúng ta hàng ngàn năm về trước.
>> Truyền thuyết Đại hồng thủy trong Thần thoại các quốc gia
Nhiều người cho rằng, hàng ngàn năm sau đại hồng thủy, những thay đổi địa chất đã khiến cho nước biển rút dần và hình thành nên hồ Titicaca và làm lộ ra Tiwanaku và Puma Punka cùng các phế tích đá khác ở nơi đây.
Nếu như giả thuyết này là đúng, thì có lẽ người Tiwanaku và người Inca chỉ xây dựng nền văn minh của họ trên phế tích của một nền văn minh tiền sử mà thôi. Các bí ẩn và kiến thức thiên văn lưu giữ trong các công trình như đền Kalasasaya sau đó đã được người Tiwanaku và Inca phát hiện và sử dụng để ứng dụng vào nông nghiệp và cuộc sống, giúp họ tạo ra nền nền văn minh phát triển rực rỡ trong một thời gian dài.
Sự tương hợp giữa các công trình đá ở Bolivia và Ai Cập cổ đại
Trong quá trình khám phá Tiwanaku, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một số công trình đá ở đây cũng sử dụng phương pháp ghép phiến đá tương tự như ở Ai Cập, Ấn Độ, Campuchia và một số nơi khác: hai phiến đá được khắc 2 rãnh chữ T và đặt cạnh nhau, sau đó kim loại nóng chảy được đổ vào các rãnh này, sau khi kim loại nguội, nó đông cứng và trở thành khớp nối cứng ghép các viên đá với nhau.
Điều này chứng tỏ những người xây dựng lên các công trình đá ở Bolivia và các kim tự tháp Ai Cập sử dụng chung một số kiến thức, rất có thể họ sinh sống cùng trong một thời điểm với nhau trên Trái Đất.
Năm 2013, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng toàn bộ khu lăng mộ Giza, bao gồm cả các kim tự tháp và tượng nhân sư đã từng chìm dưới đáy biển. Nghĩa là, các kim tự tháp Ai Cập và tượng nhân sư đã được tạo ra bởi một nền văn minh tiền sử, sau đó toàn bộ chúng bị ngập chìm dưới nước do đại hồng thủy cách đây khoảng 5000 – 9000 năm, qua hàng nghìn năm, nước biển rút dần và lộ ra các công trình này. Ngươi Ai cập cổ đại chỉ nghiễm nhiên thừa hưởng các thành quả kiến trúc và phát hiện ra kiến thức thiên văn từ nền văn minh tiền sử để lại để phát triển ra nền văn minh của họ mà thôi.
Cả Bolivia và Ai Cập đều có nét tương đồng trong câu truyện về sự tồn tại và biến mất của một nền văn minh tiền sử. Các trận lụt lớn đã xóa xổ các nền văn minh đã phát triển ở một trình độ rất cao.
Câu hỏi đặt ra là: ai là chủ nhân của nền văn minh tiền sử đã từng xuất hiện ở Bolivia? Vì sao nền văn minh đó bị hủy diệt? Con người chúng ta trong nền văn minh này có học được bài học gì từ quá khứ?
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Từ khóa văn minh cổ đại Đại Hồng Thuỷ Bolivia văn minh Inca Tiwanaku