Theo thuyết tiến hóa của Darwin, các nhà khoa học cho rằng sau 10 triệu năm tiến hóa, chủng người hiện đại ngày nay xuất hiện vào 200.000 năm trước ở Châu Phi. Theo đó, không thể có chuyện người hiện đại xuất hiện trên Trái Đất sớm hơn 200.000 năm trước. Tuy nhiên những phát hiện khảo cổ từ hàng trăm năm nay đã tiết lộ cho chúng ta một sự thật khác về nguồn gốc con người.
Các nhà khoa học hiện nay cho rằng Trái Đất khoảng 4,6 tỷ năm tuổi. Theo bằng chứng mà các nhà khoa học phát hiện ra, sự sống xuất hiện sau khi Trái Đất hình thành khoảng vài trăm triệu năm. Nhưng đó chỉ là những dấu hiệu sự sống đơn giản nhất.
Tuy nhiên, những phát hiện khác trên khắp thế giới dẫn đến một giả thuyết khác, rằng sự sống phức tạp trên Trái Đất đã có thể tồn tại hàng tỷ năm về trước, trước khi con người hiện đại hiện nay xuất hiện.
>> DNA: Mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa
Một nhóm các nhà địa chất học tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA) vừa tìm thấy một hóa thạch ở vùng phía tây, Australia cho thấy có sự sống trên Trái Đất cách đây 4,1 tỷ năm. Phát hiện này ngụ ý rằng sự sống đã tồn tại rất sớm sau khi thế giới của chúng ta được hình thành (4,6 tỷ năm trước). Báo cáo được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).
Các nhà khoa học từ UCLA đã phát hiện ra các tinh thể chứa cacbon có tuổi thọ 4,1 tỷ năm, sớm hơn 300 triệu năm so với thời điểm được coi là “sự sống lâu đời nhất trên Trái Đất” tồn tại trước đó (khoảng 3,8 tỷ năm về trước). Mặc dù vậy những tinh thể này không phải là bằng chứng về sự tồn tại của sự sống sinh học, chúng chỉ ra sự hiện diện của các dấu hiệu hóa học của sự sống.
“Hai mươi năm trước, điều này sẽ là dị biệt; tìm thấy bằng chứng về sự sống cách đây 3,8 tỷ năm đã gây sốc,” Mark Harrison, giáo sư địa hóa học tại UCLA, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. Ông thực sự cảm thấy kinh ngạc khi phát hiện mới về sự sống này xa hơn bằng chứng hiện tại đến 300 triệu năm.
Trước khi tìm ra bằng chứng về sự sống cách đây 3,8 tỷ năm, với phát hiện hóa thạch ở Nam Phi, các nhà khoa học cũng đã từng cho rằng sự sống sớm nhất trên thế giới cách hiện nay 2,7 – 2,9 tỷ năm.
Việc liên tiếp tìm ra bằng chứng về sự sống cách đây hàng tỷ năm với độ lệch hàng triệu năm đã gây kinh ngạc cho giới khoa học. Tuy nhiên, phát hiện mới này của UCLA thực sự khiến chúng ta nghi ngờ rằng 4,1 tỷ năm cũng chưa phải là thời điểm bắt đầu cho sự sống trên Trái Đất.
Một nghiên cứu khác đã được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Hoa Kỳ. Với tư cách là tác giả chính, Michael Kipp, một nghiên cứu sinh về khoa học không gian và Trái Đất, đã phân tích tỷ lệ đồng vị của nguyên tố selen trong đá trầm tích để đo lường sự hiện diện của oxy trong bầu khí quyển của Trái Đất giữa 2 và 2,4 tỷ năm trước.
Những kết quả đạt được cực kỳ thú vị. Nhà nghiên cứu hàng đầu, Eva Stüeken và Roger Buick, viết trong báo cáo:
“Có bằng chứng hóa thạch của các tế bào phức tạp ở khoảng 1 tỷ 700 triệu năm trước”, Buick nói. “Nhưng hóa thạch lâu đời nhất không nhất thiết phải là [các sinh vật] từng tồn tại sớm nhất – bởi vì cơ hội [để các sinh vật] được bảo tồn dưới dạng hóa thạch khá thấp”.
“Nghiên cứu này cho thấy có đủ oxy trong môi trường để cho phép các tế bào phức tạp phát triển và trở thành [chứng cứ] quan trọng về mặt sinh thái, trước đó [chỉ] có bằng chứng [dưới dạng] hóa thạch.” Ông nói thêm, “Điều này không đủ để khẳng định chúng (các tế bào phức tạp) đã phát triển – nhưng chúng có thể đã phát triển.”
>> Bằng chứng hóa thạch về các nền văn minh tiền sử hàng triệu năm trước
Về cơ bản, các nhà khoa học đã sử dụng selen trong đá trầm tích như một công cụ để đo nồng độ oxy trong bầu khí quyển của hành tinh chúng ta 2,4 tỷ năm trước. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về cách selen được thay đổi bởi sự xuất hiện của oxy và thậm chí ảnh hưởng đến sự xuất hiện và BIẾN MẤT của các dạng sống PHỨC TẠP.
Nhiều khám phá chỉ ra rằng sự sống có thể đã phát triển mạnh mẽ trên Trái Đất hàng ngàn nếu không muốn nói là hàng triệu năm trước. Nhưng những phát hiện này bị gán cho cái mác là giả khoa học, thuyết âm mưu hay những cái tên khác đại loại như vậy.
Những dấu chân khổng lồ rải rác trên khắp thế giới cho thấy rằng trong quá khứ xa xôi, trước khi lịch sử được ghi chép lại, những sinh vật khổng lồ kỳ lạ này đã sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Nếu nhìn vào các ghi chép cổ đại từ Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, chúng ta sẽ thấy rằng các nền văn hóa cổ đại đã đề cập đến những người khổng lồ trong các tác phẩm cổ xưa của họ. Tuy nhiên, một số văn bản cổ đại không chỉ đề cập đến người khổng lồ mà còn cho thấy chúng là thật.
Một trong những dấu chân gây tranh cãi nhất đã được tìm thấy ở châu Phi, vùng lân cận của thị trấn Mpaluzi, gần biên giới với Swaziland.
Khối đá granite, nơi có dấu chân người khổng lồ được cho là có niên đại từ 200 triệu đến 3 tỷ năm. Dấu chân này được phát hiện hơn một trăm năm trước khi một thợ săn tên là Stoffel Coetzee tình cờ phát hiện ra nó vào năm 1912 trong khi săn bắn trong khu vực.
Dấu chân này nằm ở một khu vực rất cô lập và xa xôi của lục địa châu Phi, nên khả năng nó là một trò lừa bịp là cực kỳ thấp.
Rất có khả năng là chúng ta đang nhìn thấy một dấu chân thực sự, bị bỏ lại bởi những người khổng lồ hàng triệu năm trước đây, khi hành tinh của chúng ta khác nhiều so với ngày nay.
Một khả năng khác: dấu chân khổng lồ là kết quả của sự xói mòn tự nhiên và một hiện tượng gọi là ảo giác khiến cho chúng ta cảm thấy nó có hình dáng dấu chân quen thuộc khi nhìn vào. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra.
Gần đây, các nhiếp ảnh gia đến khám phá ngoại vi một ngôi làng Trung Quốc và đã có phát hiện gây chấn động. Họ phát hiện ra (và chụp ảnh) một dấu chân để lại bởi người khổng lồ. Ở hình ảnh dưới đây bạn có thể thấy rõ dấu chân được in vào đá. So với bàn chân bình thường của con người, dấu chân in vào đá lớn hơn gấp nhiều lần.
Một dấu chân khác được xác định 290 triệu năm ở New Mexico, Hoa Kỳ, được phát hiện bởi nhà cổ sinh vật học Jerry MacDonald vào năm 1987. Việc khám phá ra dấu vết này của con người đã khiến MacDonald đặc biệt bối rối khi ông chưa từng thấy bất cứ nghiên cứu nào có thể giải thích về sự xuất hiện dấu chân người ở kỷ Permi. Kỷ Permi được các học giả xác định có niên đại từ 290 đến 248 triệu năm về trước – khoảng thời gian được các nhà khoa học cho là xảy ra rất lâu trước khi con người, chim chóc hay khủng long tồn tại trên hành tinh này.
Một hiện vật gây tranh cãi khác được phát hiện vào năm 1889 gần Nampa, phía tây nam Idaho, Hoa Kỳ khi khoan địa chất để tìm nước ngọt. Một bức tượng nhỏ hình người được chế tác khéo léo từ đất sét được tìm thấy ở đây. Nó được cho là tượng của một người phụ nữ với đầy đủ quần áo, có niên đại 2 triệu năm tuổi. Cho đến nay, phát hiện này vẫn là một trong những bí ẩn gây tranh cãi lớn trong giới học giả.
Hai tác giả Richard Thompson và Michael Cremo đã giải thích rõ ràng các quan điểm chính thống về lịch sử và tiến hóa trong cuốn sách của họ “Lịch sử ẩn dấu của loài người” về phát hiện ở Nampa:
“Khác với trình độ phát triển [của những người cổ đại], không có Họ người [cổ đại] nào có trang phục giống như [bức tượng] phát hiện ở Nampa.”
“Bằng chứng này, do đó, gợi ý rằng con người [như] người hiện đại đã từng sống ở Châu Mỹ vào thế Plio-Peistocene có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.”
Theo ancient-code
Thiện Tâm tổng hợp
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…