Trong lúc chơi đùa, một nhà cổ sinh học đã vô tình ngã vào mỏm đá và phát hiện ra hóa thạch cá hoàn chỉnh lâu đời nhất thế giới, mở ra cánh cửa tri thức về lịch sử của các loài thủy sinh có hàm.
Tìm kiếm và phát hiện hóa thạch là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhiệt huyết của rất nhiều người. Hoặc đôi khi, bạn chỉ cần đùa nghịch một chút để tìm thấy phát hiện gây chấn động thế giới.
Quay trở lại năm 2019, ba nhà cổ sinh vật học Trung Quốc đã chơi trò đấu vật trong giờ nghỉ làm việc tại tỉnh Trùng Khánh. Một người bị đá ngã vào mỏm đá khiến đống đổ nát đổ xuống để lộ một lỗ hổng trên mặt đá. Bên trong đó là một hóa thạch cá hoàn chỉnh được bảo quản nguyên vẹn trong hàng triệu năm.
Hóa thạch là một loài cá có hàm khoảng 439 triệu năm tuổi. Được biết, những phát hiện từ địa điểm Trùng Khánh và những phát hiện khác ở tỉnh Quý Châu gần đó đều có tuổi thọ già hơn 11 triệu năm so với những hóa thạch cá được tìm thấy trước đây. Điều này khiến giới khoa học vô cùng phấn khích.
Đây là một khám phá quan trọng vì các nhà cổ sinh vật học vẫn luôn nghi ngờ rằng hàm đã tiến hóa khoảng 450 triệu năm trước ở các loài thủy sinh, nhưng họ chưa tìm thấy hóa thạch nào ủng hộ cho giả thiết này. Những hóa thạch lâu đời nhất có hàm khớp được tìm thấy có niên đại 439 triệu năm.
Trong lần khám phá này, họ đã tìm thấy một loài cá mập tổ tiên mới có niên đại 439 triệu năm, với hàm có khớp nối hoàn chỉnh và một loài có tên là Fanjingshania renovata. Địa điểm này có 1.000 mẫu vật của loài này và hiện chúng chưa được xếp vào bất kỳ nhóm loài nào cả. “Cá mập gai” cho thấy loài cá có hàm này xuất hiện sớm hơn nhiều năm so với giả định trước đây.
“Chuyện này cứ như là một giấc mơ vậy. Chúng ta đang được nhìn ngắm trực tiếp loài cá Silurian hoàn chỉnh, với niên đại sớm hơn 11 triệu năm so với những phát hiện lâu đời nhất từng có. Đây những hóa thạch thú vị nhất và cũng ẩn chứa nhiều thử thách nhất mà tôi từng có vinh dự được nghiên cứu”, Zhu Min, nhà nghiên cứu thuộc Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân chủng học Động vật có xương sống ở Bắc Kinh, cho biết.
Những khám phá được thực hiện tại hai địa điểm ở Trung Quốc đã được báo chí đưa tin triệt để.
Một trong số nhiều loài cá được số loài cá được phát hiện là cá da phiến – một lớp cá đã tuyệt chủng. Đặc điểm của loài cá này là xung quanh đầu và thân được bao phủ bởi các tấm bảo vệ cứng. Một loài khác được phát hiện là loài cá mập tổ tiên có tên là acanthodians.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy loài cá giống cá mập hoàn chỉnh lâu đời nhất, được gọi là Shenacanthus. Nó có hình dạng cơ thể tương tự như các loài acanthodians khác, nhưng xung quanh nó được bao phủ bởi các lớp giáp trông giống như cá da phiến. Loài Shenacanthus có các đặc điểm giống cả hai nhóm nên có thể nói hai loài này tiến hóa từ nguồn gốc tổ tiên tương tự nhau.
“Việc phát hiện ra địa điểm Trùng Khánh giống như một phép màu đối với giới săn tìm hóa thạch. Chúng tôi đang tiến gần hơn với việc giải mã lịch sử của các loài động vật có xương sống và có hàm”, Zhu nói thêm.
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy những chiếc răng lâu đời nhất từng được biết đến của bất kỳ loài động vật có xương sống nào, lâu đời hơn 14 triệu năm so với mọi phát hiện nào trước đó. Chưa kể họ còn khám phá ra hai hậu duệ khác của loài cá mập.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nơi ghi nhận khá nhiều khám phá gây sửng sốt thế giới, ví dụ như hóa thạch của khủng long có lông vũ hay các loài động vật lâu đời nhất trên Trái đất.
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…