“Bây giờ mới bước chân vào thị trường hàng không là quá muộn. Thị trường nội địa đã bão hòa, trong khi thị trường quốc tế có thể sẽ bị chậm lại trong vài năm tới”, chuyên gia của Trung tâm Hàng không Châu Á – Thái Bình Dương nhận định về sự lấn sân sang lĩnh vực hàng không của Tập đoàn FLC.
Thị trường hàng không Việt Nam hiện đang được phân chia giữa hãng hàng không Nhà nước Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và hãng hàng không tư nhân giá rẻ Vietjet Air. Tuy nhiên, Tập đoàn FLC, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, cũng muốn giành lấy một miếng bánh thị phần thông qua việc thành lập một hãng hàng không mới, dự kiến cất cánh chuyến đầu tiên vào tháng 10/2018 và sẽ khai thác 37 đường bay trong nước.
Mang tên gọi Bamboo Airways, hãng hàng không mới này vẫn đang đợi giấy phép vận tải hàng không từ chính phủ trước khi chính thức hoạt động và tận dụng sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và ngành du lịch Việt Nam.
“Với sự đầu tư mạnh, nhân viên được huấn luyện tốt và nhiều máy bay mới, chúng tôi sẽ lập tức trở thành người khổng lồ trong ngành hàng không sau khi cất cánh”, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết nói trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội.
Một đại diện Cục Hàng không Dân dụng cho biết Bamboo Airways đã đáp ứng “đủ điều kiện” để có thể bay vào tháng 10 và giấy phép sẽ sớm được cấp.
Nhận định về sự lấn sân này của FLC trên Bloomberg, ông Brendan Sobie, chuyên gia của Trung tâm Hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) tại Singapore nói: “Bây giờ mới bước chân vào thị trường hàng không là quá muộn. Thị trường nội địa đã bão hòa, trong khi thị trường quốc tế có thể sẽ bị chậm lại trong vài năm tới.”
Theo ông Sobie, tốc độ tăng trưởng hành khách bay nội địa tại Việt Nam đã chậm xuống mức một con số trong 18 tháng gần đây, sau khi tăng trưởng trên 20% trong 4 năm liên tiếp trước đó. Tốc độ tăng trưởng hành khách bay quốc tế đang tăng, đạt khoảng 20%/năm trong 3 năm qua.
Mặc dù vậy, ông chủ hãng bay Bambo Airways Trịnh Văn Quyết cho rằng tầng lớp trung lưu Việt Nam ngày càng gia tăng và chính phủ nỗ lực để phát triển ngành du lịch là đủ để tạo điều kiện thành công cho một hãng hàng không mới.
Ông Quyết còn cho biết thêm rằng FLC đang dự tính tăng vốn cho Bamboo Airways từ 700 tỷ đồng hiện nay lên mức 1.300 tỷ đồng (tương đương khoảng 56 triệu USD).
Trước đó, truyền thông Mỹ khá “sốc” trước quyết định táo bạo của ông chủ hãng hàng không Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết, khi tập đoàn này đặt cọc mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của hãng Boeing (Mỹ) có giá trị niêm yết lên đến 5,6 tỷ USD.
Tờ Washington Post trích lời các chuyên gia rằng FLC Group “đang gánh chịu rủi ro đáng kể bằng cách tham gia vào lĩnh vực hàng không” và “việc đặt một đơn đặt hàng trị giá lớn như vậy mà không kiểm tra thị trường trước được xem là rất bất thường.”
Minh Sơn (T/h)
Xem thêm:
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…