Bộ Tài chính: Thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm, có nhiều vi phạm

Nhiều tháng qua, trong bối cảnh người dân nhiều nơi tố cáo phía ngân hàng và công ty bảo hiểm tư vấn sai lệch, Bộ Tài chính cho biết đã thanh tra 4 doanh nghiệp, phát hiện nhiều vi phạm gồm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Người dân nhiều nơi tố cáo ngân hàng và công ty bảo hiểm tư vấn sai lệch về hợp đồng bảo hiểm. (Ảnh minh họa: Vietnamfinance.vn)

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết kết quả thanh tra cho thấy việc triển khai bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Một số hành vi vi phạm điển hình gồm không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm.

Hơn nữa, cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Tuy vậy, đây là những sai phạm mà Bộ Tài chính chỉ xem xét xử phạt hành chính.

Vài năm trở lại đây, nhân viên ngân hàng không đơn thuần kiếm thêm thu nhập từ dịch vụ huy động tiết kiệm. Ngành ngân hàng ngày càng bán chéo nhiều sản phẩm tài chính hơn. Trong đó, các sản phẩm như trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ tiền gửi… được bán mạnh, thậm chí áp chỉ tiêu doanh số hàng tháng cho các giao dịch viên, theo báo Dân Trí.

Khi người dân đến giao dịch tại ngân hàng, có nhu cầu gửi tiết kiệm là chính nhưng với sự tư vấn và mập mờ trong khái niệm, đã khiến người dân từ gửi tiết kiệm thành mua chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, v.v…

Theo thống kê của công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), giai đoạn năm 2015 – 2022, thị phần doanh thu của Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ duy trì khá ổn định bao gồm: Bảo Việt Life, Prudential, Manulife, Dai-ichi Life và AIA, theo Nhịp sống Thị trường.

Báo cáo tài chính năm 2022 cho thấy Bảo Việt Life ghi nhận doanh thu bảo hiểm đạt hơn 41.670 tỷ đồng; xếp sau là Prudential với hơn 31.500 tỷ đồng.

Manulife đứng thứ 3 với doanh thu phí bảo hiểm đạt 26.835 tỷ đồng. Doanh thu của Dai-ichi Life ghi nhận năm 2022 là 21.825 tỷ đồng. AIA xếp thứ 5 với hơn 17.800 tỷ đồng.

Đầu tháng 2/2023, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm đã chuyển đơn tới Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) để được giải quyết, điều tra.

Về tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm trong năm 2022, Dai-ichi Life đứng đầu với 17,2%. AIA tăng 11,3%, trong khi Bảo Việt Life, Prudential và Manulife tăng trưởng lần lượt là 10,1%, 9,8% và 9,5%.

Việc hợp tác với các ngân hàng để phân phối bảo hiểm (bancassurance) đã giúp doanh thu nhóm công ty này tăng mạnh, nhanh chóng vượt lên trên ngưỡng hơn tỷ USD.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

1 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

10 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

20 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

30 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

37 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

39 phút ago