Bún Phở dập dình tăng giá theo lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Bún, phở, bia, rượu là những đồ ăn, đồ uống phổ biến ở Việt Nam. Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể khiến người dân Việt phải trả thêm tiền để thưởng thức món ăn bình dân này.

Việt Nam nhập hơn 1 triệu tấn gạo giá thấp từ Ấn Độ hằng năm để sản xuất bún, phở,… (Ảnh minh họa: Ovu0ng/Shutterstock)

Món ăn Việt từ Ấn Độ

Bún, phở, …. là những đồ ăn không thể thiếu trong Bếp Việt. Tại các khu chợ truyền thống, các món bún, bánh phở, bánh tráng đang được bày bán giá 12.000 đồng/kg, tương đương với 90% giá 1kg gạo tẻ nguyên liệu.

Gạo làm bún, phở là gạo tẻ thường như Khang Dân, IR50404 đang được bán với mức giá 12.000 – 13.000 đồng/kg. Khang Dân, IR50404 là các giống lúa phẩm cấp thấp, năng suất cao, giá thành hợp lý.

Trong những năm gần đây, trồng những giống lúa này không còn hấp dẫn người nông dân nữa, mà thay vào đó là các cánh đồng mang thương hiệu Gạo thơm Đài, Gạo thơm ST, …. phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân trong nước cũng như xuất khẩu.

Để bù đắp sự thiếu hụt, từ năm 2021, các doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu gạo từ Ấn Độ phục vụ thị trường chế biến trong nước. Gạo Ấn Độ giá rẻ, chất lượng tốt, lại được hưởng thuế suất ưu đãi 0% của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AIFTA). Riêng 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 367,5 nghìn tấn gạo Ấn Độ, tăng 31,76% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu gạo từ nước này.

Ngày 20/7, Ấn Độ ra ban hành Lệnh cấm xuất khẩu gạo thường. Ngoại trừ một số trường hợp đã xếp hàng lên tàu, đã làm thủ tục hải quan, thì Lệnh cấm có hiệu lực ngày lập tức. Lệnh cấm đã tác động mạnh đến bản đồ phân phối gạo toàn cầu. Phía Việt Nam vừa đứng trước cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu nhưng cũng đối mặt với nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, vốn đang dựa chủ yếu vào nguồn cung gạo Ấn Độ giá rẻ.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo than lỗ

Sau một tháng rưỡi kể từ khi Ấn Độ ban hành Lệnh cấm xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 20%. Cụ thể, trong phiên giao dịch hôm 31/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 643 USD/tấn, tăng 20,6% so với ngày 19/7. Còn so với ngày 1/1/2023 hiện giá gạo 5% tấm của nước ta đã tăng tới 185 USD/tấn, tương đương 40,3%.

Tuy vậy, tốc độ tăng giá thu mua trong nước còn tăng nhanh hơn (26-27%) khiến các doanh nghiệp xuất khẩu sợ nguy cơ thua lỗ nên chỉ thu mua cầm chừng để thực hiện các hợp đồng đã ký kết.

Các doanh nghiệp chế biến đứng ngồi không yên trước cơn bão giá nguyên liệu

Đối với các ngành công nghiệp chế biến (bún, phở, bia, rượu, thức ăn chăn nuôi) cũng như ngồi trên chảo lửa khi giá gạo tấm 25% tăng trên 40%. Đặc biệt gạo phẩm cấp thấp cũng khó nhập vì các vùng nguyên liệu gạo thường đang bị thu hẹp nghiêm trọng để nhường chỗ cho gạo phân khúc cao phục vụ xuất khẩu.

Trạng thái thiếu hụt nguồn cung gạo phục vụ chế biến sẽ lộ diện rõ hơn trong vài tuần nữa nếu nguồn cung từ Ấn Độ tiếp tục bị đóng lại. Lạm phát trên bàn ăn Việt chắc chắn sẽ xảy ra khi gạo ST25 được lấy làm bún và nấu bia!

Hoàng Mai

Hoàng Mai

Published by
Hoàng Mai

Recent Posts

Số ca mắc liên cầu lợn tăng đột biến tại Huế, 1 ca tử vong, nhiều ca xin về

Trong 32 ca mắc liên cầu lợn ghi nhận tại Huế từ đầu năm tới…

3 giờ ago

TQ: Biển hiệu “Trung tâm Thu nhận và Phân phối Nội tạng Người” gây ra làn sóng phẫn nộ

Bên ngoài một cơ sở kiểm tra sức khỏe ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây…

4 giờ ago

3 mẹo tăng cường trí não từ các nhà khoa học thần kinh, áp dụng mọi lúc

Một nhà khoa học thần kinh đã chia sẻ ba mẹo để giữ cho não…

4 giờ ago

Chập đường dây điện đấu nối gây cháy cư xá Độc Lập, 8 người tử vong

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM do chập đường…

4 giờ ago

Mỹ phá vụ án rửa tiền hơn 92 triệu USD liên quan đến 3 người Trung Quốc

Ngày 7/7, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố vụ án rửa tiền quy mô…

4 giờ ago

Người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè bị phạt 2,5 triệu đồng

Cự cãi, xô đẩy cô gái đứng bắt xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng…

4 giờ ago