Sau hơn 2 tháng giảm dần lãi suất huy động, hiện mặt bằng mà các ngân hàng đang công bố là khoảng 8%/năm. Tuy vậy, đối với lãi suất cho vay vẫn còn chưa giảm theo nên gây không ít khó khăn đối với doanh nghiệp.
Trong tuần qua, 4 ngân hàng có vốn nhà nước gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank công bố giảm lãi suất huy động từ 0,5% đến 1% với tất cả kỳ hạn.
Lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy và online tại nhóm này hiện chỉ còn 6,3%, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên, đã giảm hơn 0,5 – 0,7 % so với tháng 5.
Với các khoản tiền gửi ngắn hạn hơn, khách hàng gửi 1 tháng chỉ còn được trả 3,4% khi giao dịch tại quầy và khoảng 4% nếu gửi trực tuyến.
Mức lãi suất tiền gửi 3 tháng xoay quanh 4,1 – 4,5% một năm. Còn mức lãi suất gửi 6 hoặc 9 tháng là 5 – 5,5% một năm.
Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) duy trì lãi suất cao hơn 8%, áp dụng lãi suất 8,15%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 8,25%/năm cho kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất huy động cũng tiếp tục được điều chỉnh giảm kể từ hôm nay. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 6 SCB thực hiện giảm lãi suất huy động.
Theo đó, lãi suất huy động online kỳ hạn 6 – 11 tháng đồng loạt giảm 0,5 điểm phần trăm, chỉ còn 6,85%/năm. Cũng với mức giảm như trên, lãi suất huy động kỳ hạn 12-13 tháng chỉ còn 6,95%/năm. Các kỳ hạn tiền gửi từ 15 – 36 tháng giảm 0,4 điểm phần trăm xuống còn 6,85%/năm.
Từng có mức lãi suất huy động cao nhất thị trường vào cuối năm 2022 (có thời điểm lên đến trên 12%/năm), SCB đang là một trong số ít các ngân hàng duy trì lãi suất huy động thấp hơn 7%/năm ở tất cả các kỳ hạn.
Trong quý 1/2023, doanh thu của doanh nghiệp BĐS giảm gần 65% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế giảm trên 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê từ VietstockFiance, 100 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I/2023 thuộc nhóm BĐS bao gồm nhà ở và khu công nghiệp (trên HOSE, HNX và UPCoM), cho thấy tổng giá trị hàng tồn kho tính đến ngày 31/3/2023 chỉ giảm 1% so với đầu năm.
Trong đó, 52 doanh nghiệp tăng, 22 doanh nghiệp không thay đổi và 26 doanh nghiệp giảm hàng tồn kho so với đầu năm.
Anh Lê Thanh (trú quận Hà Đông, Hà Nội) đang rất lo lắng về khoản vay ngân hàng vay mua nhà trả góp của mình. 2 năm trước, anh vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư, Tạp chí Đầu tư Tài chính đưa tin.
Sau thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi 6%/năm, kể từ đầu năm nay, khoản vay mua nhà của anh bị tính lãi suất thả nổi từ 10,9%/năm, giờ lên tới 15,4%/năm. Mỗi tháng, anh Thanh đang phải lo trả ngân hàng gần 20 triệu đồng tiền gốc và lãi.
Tương tự, Lê Hoa (ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết chị đang có khoản vay 1,8 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại với mức lãi suất 13%/năm.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…