Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 đứng yên

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 không tăng so với tháng 3 nhưng tăng 0,9% so với tháng 12 năm 2016, và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2016, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Giá thịt lợn sụt giảm mạnh, cộng với ảnh hưởng từ 2 đợt giảm giá xăng, dầu hôm 21/3 và 5/4 là những yếu tố góp phần chính giúp chỉ số CPI tháng 4 đứng yên.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhóm hàng tăng cao nhất trong tháng 4 là thuốc và dịch vụ y tế, tăng 8,05% do trong tháng có 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Sự điều chỉnh tăng giá này tác động làm CPI tăng khoảng 0,41%.

Các nhóm hàng tăng tiếp theo là văn hóa và giải trí du lịch, tăng 0,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,1%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%.

Nhóm hàng giao thông giảm mạnh nhất với mức giảm 1,38% chủ yếu do điều chỉnh giảm giá xăng dầu, tiếp đến là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,66%.

    (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Chỉ số giá vàng tăng 0,01%, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,22% so với tháng Ba.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2017 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,50% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát mục tiêu năm 2017 của Quốc hội đề ra là 4%. Nếu tốc độ tăng CPI bình quân từ nay đến cuối năm như hiện nay thì dự kiến vào thời điểm cuối năm lạm phát chỉ vào khoảng 2,7%. Tuy nhiên, trên thực tế lạm phát thường tăng cao vào thời điểm gần các tháng tết âm lịch và dương lịch. Do đó về cuối năm tốc độ tăng lạm phát có thể cao hơn.

Từ nay đến cuối năm, một số mặt hàng dự kiến sẽ tăng giá gồm viện phí, học phí và giá điện. Theo thông tin của Bộ Y tế, từ ngày 1/6 tới sẽ áp dụng tăng viện phí đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế. Ông Lê Văn Phúc – Phó trưởng ban phụ trách thực hiện chính sách bảo hiểm y tế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết mức thu mới sẽ tăng từ vài chục đến 200% tùy loại dịch vụ y tế.

Giá điện cũng chịu áp lực tăng giá khi mùa khô đang đến gần, các hồ chứa thủy điện có thể giảm công suất và nhu cầu khai thác than tăng lên phục vụ ngành điện. Học phí các trường đại học có thể tăng do mức học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Liên Hương (T/h)

Xem thêm:

Liên Hương

Published by
Liên Hương

Recent Posts

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc 

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

9 phút ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

26 phút ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

45 phút ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

2 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

2 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago