Người Việt chi gần 30% thu nhập chỉ để trả tiền xăng. (Ảnh: Gia Bảo)
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước, tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.
Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết việc giá xăng dầu tăng là nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 5 tăng mạnh. Chỉ tính riêng giá xăng dầu, qua hai đợt điều chỉnh tăng giá vào ngày 8/5/2018 và 23/5/2018 đã tác động làm CPI chung tăng tới 0,16%.
Trong số các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI, có 9/11 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông có mức tăng cao nhất 1,72%.
Đối với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 cũng tăng 0,88%, trong đó lương thực tăng 0,03%, thực phẩm tăng 1,2% do giá thịt lợn tăng cao sau một thời gian dài thua lỗ nhiều hộ chăn nuôi phải ngừng nuôi, khiến hiện nay nguồn cung thịt lợn ra thị trường chủ yếu từ các công ty chăn nuôi có quy mô lớn.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,34% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao. Các nhóm gồm đồ uống và thuốc lá; văn hóa, giải trí và du lịch; may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,08%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12/2017 và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Tháng 5, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đặc biệt là giá lương thực, giá xăng dầu. Việc giá xăng dầu tăng liên tục sẽ dẫn đến giá tiêu dùng còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Không chỉ có giá xăng dầu, thời gian tới khi giá dịch vụ y tế tăng khoảng 5-8% (từ 1/7/2018) sau khi khoảng 40 loại dịch vụ y tế được điều chỉnh giá sẽ khiến CPI còn tăng thêm nữa.
Theo các chuyên gia, việc hàng loạt các mặt hàng trong 11 nhóm hàng hoá cơ bản liên tục tăng giá và chưa có dấu hiệu dừng lại sẽ cảnh báo lạm phát tăng cao.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các cơ quan chức năng cần theo dõi tình hình lạm phát chặt chẽ để có biện pháp thích hợp, đặc biệt là về cung tiền. Nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng tăng trong thời gian tới thì cung tiền phải được giới hạn lại. Cùng với đó, tín dụng phải được siết lại, vì tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng. Bên cạnh việc hỗ trợ cho tăng trưởng, dòng tiền qua tín dụng lưu thông trong nền kinh tế cũng chính là mầm mống của lạm phát.
Trước đó, Trung tâm Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia đã cảnh báo tình trạng lạm phát tăng cao từ đầu năm sẽ gây khó khăn cho các tháng tiếp theo trong việc kiểm soát lạm phát. Theo đó, CPI năm 2018 dự báo sẽ cao hơn năm 2017, có thể tác động đến tâm lý tiêu dùng, làm giảm tiêu dùng tư nhân, củng cố xu hướng tiết kiệm của hộ gia đình.
Tuấn Minh (t/h)
Xem thêm:
Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 8 lần, giảm 7 lần.
Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá…
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ Trung leo thang, một số nhà xuất…
Tiếp đà thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kịch…
Rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu được mệnh danh là Con tàu Không thể chìm…
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump mới đây đã tự hào nhấn mạnh sức mạnh…