Kết thúc quý 2/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm -20,85%, dẫn đầu bảng các thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán nhóm các công ty startup công nghệ Trung Quốc Chinext giảm mạnh thứ 3 với mức giảm -16,4%.
Theo số liệu từ IndexQ, trong Top 10 các thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh nhất toàn cầu, Trung Quốc góp mặt 3 chỉ số, gồm: Chinext (-16,4%), chỉ số Shenzhen (-15,4%) và chỉ số Shanghai (-12,25%).
Còn chỉ số Vn-Index của Việt Nam có mức giảm mạnh nhất thế giới (-20,85%), theo sau đó là thị trường Argentina (-18,7%), Thổ Nhỹ Kỳ (-15,44%), Brazil (-14%); Philippines, Thái Lan và Malaysia chia sẻ các vị trí còn lại.
Mức giảm gần 18% trong 3 tháng gần đây của VN-Index cũng đánh dấu giai đoạn tồi tệ nhất của thị trường kể từ giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu quý 4/2008. So với mức đỉnh hơn 1.200 điểm xác lập ngày 9/4, đến nay VN-Index đã mất hơn 260 điểm (-21,5%), tương đương mất hơn 30 tỷ USD chỉ trong hơn 2 tháng.
Trong khi đó, căng thẳng thương mại với Mỹ đã khiến chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc mạnh, mặc cho Ngân hàng Trung Ương quốc gia này vừa có các động thái bơm thêm 100 tỷ USD và nới lỏng chính sách tiền tệ.
Cụ thể, chứng khoán Trung Quốc đã mất khoảng 514 tỷ USD giá trị thị trường trong tuần từ 18 – 22/6, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc. Tính từ mức đỉnh hồi đầu năm đến quý 2/2018, vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị bốc hơi gần 2.000 tỷ USD.
Trái ngược với xu hướng giảm điểm của Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu thay phiên dẫn đầu danh sách các chỉ số có mức tăng ấn tượng nhất trong 3 tháng qua.
Đứng đầu danh sách là chỉ số Russell 2000 (đo lường cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ) của Mỹ với mức tăng 10,89%; chỉ số Nasdag (Mỹ) xếp thứ 2 với mức tăng 10,12%; và còn 2 chỉ số khác của Mỹ là Russell 3000 growth (+8,7%) và Russell 3000 (6,15%) lần lượt chia sẻ các vị trí thứ 4 và thứ 10.
Cùng với đó là các chỉ số của thị trường chứng khoán Thụy Sĩ (+9,67%), New Zealand (+7,98%); Canada, Anh và Úc cũng vào nhóm các thị trường tăng điểm mạnh.
Trong khi đó, bảng xếp hạng chỉ số MSCI Index toàn cầu (Morgan Stanley Capital International) từ đầu năm đến quý 2/2018 đa phần các khu vực đều giảm điểm, duy nhất chỉ có hai thị trường là Mỹ và Nga tăng điểm với lần lượt là 2,25% và 1,21%. Có thể yếu tố giúp Mỹ tăng điểm là hiệu ứng tích cực từ nền kinh tế dưới thời Trump, trong khi kỳ World Cup đang diễn ra trên đất Nga cũng giúp thị trường quốc gia này có phần khởi sắc.
Chân Hồ
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…