Chuyên gia: Mỹ giảm thiểu rủi do cho chuỗi cung ứng ở TQ, Việt Nam có thể hưởng lợi

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có khả năng thu hút các nhà đầu tư Mỹ đang tìm cách giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng hiện tại ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự dung hợp kinh tế chặt chẽ hơn giữa Hà Nội và Washington dường như không thể dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ chính trị.

Công nhân may mặc ở Việt Nam. (Nguồn: Jimmy Tran/ Shutterstock)

Phát biểu với truyền thông trong chuyến thăm Hà Nội gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ca ngợi Việt Nam là “đối tác quan trọng” của Mỹ. Hiện tại, Mỹ đang mở rộng sản xuất trong nước và mở rộng đối tác đáng tin cậy để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

“Việt Nam hoan nghênh ‘bằng hữu’ (friend-shoring) của Mỹ, điều này có lợi cho cả hai nước, trợ giúp cho sự tăng trưởng của Việt Nam”, nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh tại Hà Nội nói với VOA Tiếng Việt trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. (“friend-shoring” – thuật ngữ dùng để chỉ chiến lược tập trung xây dựng, thúc đẩy quan hệ sản xuất và chuỗi cung ứng giữa Mỹ và các quốc gia Washington coi là “bằng hữu“.)

Mạng lưới chuỗi cung ứng của “friend-shoring” tập trung tại các nước được coi là đồng minh về kinh tế và chính trị. 

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, đã viết trong một email gửi cho VOA rằng dung hợp kinh tế chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ không dẫn đến việc kết lại đồng minh giữa Hà Nội và Washington để phản đối Bắc Kinh.

“Việt Nam và Mỹ đã thiết lập mối quan hệ kinh tế mang tính thực chất. Sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ này sẽ dựa trên lợi ích chung”, ông nói. “Trung Quốc quan tâm đến mối quan hệ an ninh và quốc phòng tiềm năng của Việt Nam với Mỹ, chứ không phải là mối là mối quan hệ kinh tế song phương.”

Tuy nhiên, Bắc Kinh “cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ mối quan hệ kinh tế nào giữa Mỹ và Việt Nam gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc,” ông nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng “cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không coi quan hệ kinh tế là trò chơi có tổng bằng không”.

Ông Lê Đăng Doanh cho biết, ông đã chứng kiến ​​dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung bắt đầu gia tăng dưới thời chính quyền Trump. Ông cho biết, hiệp định thương mại song phương có hiệu lực từ năm 2001 đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Ông Lê Đăng Doanh nói, Việt Nam “không có tham vọng” thu hút các công ty Mỹ di dời hoàn toàn khỏi Trung Quốc, bởi vì “họ đã bén rễ rất sâu ở đó sau nhiều năm đầu tư hàng tỷ đô la”.

“Việt Nam chỉ hy vọng họ chuyển một số hoạt động sản xuất để xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng hơn,” ông nói. “Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phối hợp với các lợi thế như lực lượng lao động rẻ, trẻ và hiệu quả”.

Hà Nội lo sợ khả năng trả đũa từ Trung Quốc, có lẽ có thể muốn giữ khoảng cách với Washington.

“Với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ và sự gần gũi của Trung Quốc và Việt Nam, Hà Nội có thể không sẵn sàng chính thức nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện với Washington”, Bích Trần, nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Washington, nói với Reuters hồi tháng 3.

Ban tiếng Việt của VOA đã liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam để yêu cầu bình luận về việc Việt Nam sẽ thu hút thêm đầu tư của Hoa Kỳ như thế nào, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết vị trí địa lý của Việt Nam sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh so với bất kỳ khu vực nào thân thiện với Hoa Kỳ.

“Là một nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam là một điểm đến thuận tiện cho các công ty muốn di dời khỏi Trung Quốc,” ông Bùi Kiến Thành nói với ban Việt ngữ của VOA qua điện thoại.

“Điều quan trọng hơn nữa đó là Việt Nam là trung tâm của khu vực đông dân và năng động nhất về kinh tế giữa Đông Bắc và Nam Á,” ông nói.

Ước tính có khoảng 20% – 30% thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông gần Việt Nam.

Xét về kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam, Mỹ hiện đứng thứ hai sau Trung Quốc, vượt gần 139 tỷ USD vào năm 2022. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may, giày dép và hàng điện tử của Việt Nam.

Ông Bùi Kiến Thành cho biết, Hà Nội “có thái độ rất tốt với Washington”“rất hoan nghênh các doanh nghiệp Mỹ”. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Trong bài phát biểu tại Hà Nội ngày 21/7, bà Yellen chỉ ra năng lượng xanh và sản xuất chất bán dẫn là những ngành tiềm năng để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2021, Amkor, nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn có trụ sở tại Arizona, đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy thông minh ở tỉnh Bắc Ninh, miền bắc Việt Nam. Intel có cơ sở lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất của công ty tại TP. Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất của Việt Nam.

Ông Bùi Kiến Thành cho biết, Việt Nam “sẽ không thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ”, đồng thời nói thêm rằng “nếu Intel có thể mở nhà máy lớn nhất của mình tại Việt Nam, thì các nhà sản xuất chip khác của Mỹ cũng có thể làm như vậy”.

Theo VOA

Theo VOA

Published by
Theo VOA

Recent Posts

Nhà Trắng cho biết nhóm của ông Trump vẫn chưa ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực

Nhà Trắng cho biết nhóm chuyển giao quyền lực Trump-Vance vẫn chưa ký các văn…

9 phút ago

Nguyên GĐ và nguyên Kế toán trưởng Trung tâm CNTT – TN&MT Huế  bị phạt tù

Nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Trung tâm Công nghệ thông tin tài…

18 phút ago

Hàn Quốc cáo buộc Nga cung cấp tên lửa phòng không cho Triều Tiên

Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Shin Won-sik, tuyên bố rằng Nga…

1 giờ ago

Tám điều cần biết về tòa án ICC và trát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu

Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra phán quyết ban hành lệnh bắt…

1 giờ ago

VTV ‘rất lấy làm tiếc’ về việc xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu [VIDEO]

Tài xế xe 16 chỗ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vượt ẩu, gây…

1 giờ ago

ĐCSTQ giả mạo hồ sơ bệnh án của người sống sót sau nạn thu hoạch nội tạng

Ông Trình Bội Minh, người Trung Quốc đầu tiên sống sót sau nạn thu hoạch…

2 giờ ago