Công ty Mỹ cáo buộc sợi xuất khẩu từ Việt Nam phá giá hơn 54%

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sợi dún polyester (PTY) nhập khẩu từ 4 quốc gia trong đó có Việt Nam, trong đó biên độ bán phá giá cáo buộc đối với sản phẩm từ Việt Nam bị cáo buộc lên tới 54,13%.

Xơ sợi staple nhân tạo (Viscose Spun Yarn) xuất khẩu của Việt Nam vừa bị Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá vào hồi tháng 1/2020. (Ảnh minh họa: Byvalet/Shutterstock)

Theo thông báo đăng ngày 18/11, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết bắt đầu các cuộc điều tra chống bán phá giá để xác định xem liệu sợi có kết cấu polyester từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có bị bán phá giá tại thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý hay không.

Sản phẩm sợi dún polyester (PTY) được sử dụng chủ yếu trong dệt kim và dệt thoi để tạo ra vải làm quần áo, đồ trang trí nội thất, bao ghế ngồi, túi và nhiều ứng dụng khác.

Đơn kiện do Nan Ya Plastics Corporation, Mỹ (Lake City, SC) và Unifi Manufacturing, Inc. (Greensboro, NC) đệ trình.

Giai đoạn điều tra được công bố từ ngày 1/4/2020-30/9/2020. Biên độ phá giá bị cáo buộc như sau:

  • 26,07% đối với sản phẩm xuất khẩu từ Indonesia
  • 75,13% đối với sản phẩm xuất khẩu từ Malaysia
  • 56,80% đối với sản phẩm xuất khẩu từ  Thái Lan
  • 54,13% đối với sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam

Theo thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nếu cuộc điều tra kết luận khẳng định các sản phẩm trên có bị bán phá giá và nếu Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xác định rằng sợi dún polyester bán phá giá từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và / hoặc Việt Nam gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp Mỹ, Bộ Thương mại sẽ áp thuế đối với những mặt hàng nhập khẩu đó với số lượng được phát hiện là có bán phá giá.

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu sợi dún polyester từ các quốc gia bị điều tra trong năm 2019 lần lượt là 12,6 triệu USD cho Indonesia; 8,8 triệu USD cho Malaysia; 7,6 triệu USD cho Thái Lan; và 4,5 triệu USD cho Việt Nam.

Xét riêng Việt Nam, theo số liệu từ Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu sợi dún polyester sang Hoa Kỳ trong 3 năm, từ 2017 đến 2019, đã tăng gấp 10 lần (lần lượt là 490.000 USD, 778.000 USD và 4,5 triệu USD). Tổng lượng nhập khẩu sợi dún polyester từ Việt Nam chiếm khoảng 8,7 % tổng lượng nhập khẩu sợi dún polyester của Hoa Kỳ từ tháng 9/2019 – tháng 8/2020.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến hoàn tất điều tra và công bố các kết luận trong năm 2021, trong đó ban hành kết luận điều tra sơ bộ muộn nhất vào ngày 6/4, kết luận cuối cùng về bán phá giá vào ngày 21/6, kết luận cuối cùng về thiệt hại vào ngày 4/8, áp thuế chính thức (5 năm) vào ngày 11/8.

Trong 10 năm qua, sợi xuất khẩu là mặt hàng bị kiện nhiều thứ 2 trong số các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (sau mặt hàng thép), với ít nhất 13 vụ tính từ năm 2007 đến nay, bao gồm các vụ kiện chống bán phá giá, kiện chống trợ cấp, kiện áp dụng biện pháp tự vệ, và kiện chống lẩn tránh thuế từ Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Indonesia…

Sơn Nguyên

Sơn Nguyên

Published by
Sơn Nguyên

Recent Posts

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

11 phút ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

3 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

4 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

4 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

5 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

6 giờ ago