Mới đây, phía Trung Quốc đã đồng ý mở lại cửa khẩu Ái Điểm – Chi Ma sau gần 14 ngày tạm dừng, tuy nhiên mới chỉ thông quan được 7 xe/ngày.
Ngày 23/12, báo Zing đưa tin, ông Vy Công Tường – Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, hôm 22/12 chính quyền Trung Quốc đã đồng ý mở cửa trở lại cửa khẩu Chi Ma sau gần nửa tháng tạm dừng nhập khẩu hàng hóa.
Ông Tường cho hay: “Năng lực thông quan hiện rất hạn chế. Ngày đầu tiên mở lại, lượng hàng xuất khẩu sang chỉ đạt 7 xe, chủ yếu là xe không của Trung Quốc vào sang tải”.
Theo thống kê của Sở Công Thương Lạng Sơn, số xe xuất khẩu trong ngày 22/12 chỉ đạt 63 xe, trong khi đó số xe nhập khẩu từ Trung Quốc về vẫn đạt 605 xe. Tính đến trưa ngày 23/12, vẫn còn 4.460 xe hàng ùn tắc tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, cửa khẩu Hữu Nghị còn 1.447 xe, cửa khẩu Chi Ma tồn 609 xe, cửa khẩu Tân Thanh tồn 2.404 xe.
Theo ông Tường, hiện phía Trung Quốc đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam làm sao ngăn chặn ngay dịch bệnh tại cửa khẩu. “Nếu không xảy ra các ca nhiễm mới đối với cán bộ công chức làm việc, nhân viên lao động tại cửa khẩu thì phía Trung Quốc sẽ nới lỏng”, ông Tường nói.
Nguyên nhân được phía Trung Quốc liên tục đưa ra là do thực hiện chính sách “zero-COVID” hiện đang gây tranh cãi. Trong khi biến thể Delta vẫn tiếp tục hoành hành và sự xuất hiện của biến thể Omicron với tốc độ lây lan nhanh hơn và được cho là có khả năng kháng vắc-xin, nhiều quốc gia đã chọn giải pháp thích nghi, tồn tại cùng virus và dần mở cửa trở lại. Mới đây, nhiều thông tin cho thấy phía Trung Quốc đang bùng phát dịch lại ở nhiều nơi, với thực trạng này ít nhất là trong thời gian ngắn hạn, nước này khó có thể đạt được “zero-COVID” như mong muốn.
“Zero-COVID” không chỉ khiến bản thân nền kinh tế của Trung Quốc bị thiệt hại nặng, mà còn kéo theo thiệt hại từ các nước có giao thương với Trung Quốc. Chỉ riêng vụ ùn tắc hàng hóa kể trên, phía Việt Nam đã thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng. Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thiệt hại trung bình là khoảng 500 triệu đồng/1 xe x khoảng 6.000 xe hàng đang ùn tắc, chưa kể chi phí vận chuyển (trung bình 100 triệu/1 xe), ngoài ra còn chi phí thuê nhân công, kho bãi, xăng dầu để duy trì máy lạnh bảo quản hàng hóa trên xe, v.v.
Trong văn bản được gửi đi ngày 23/12, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, tình hình ùn tắc chưa thể giải quyết sớm, hiện phía Trung Quốc vẫn áp đặt chính sách “zero-COVID” nên tăng cường kiểm soát biên giới, khiến năng lực thông quan ở các cửa khẩu giảm mạnh.
Trước đó, ngày 11/12/2021, Trung Quốc đã ra công điện số 14/2021 gửi các bộ, ngành và địa phương về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu đối với Việt Nam.
Công điện này đưa ra 9 yêu cầu cần thực hiện, bao gồm: (1) Hoàn thiện cơ chế phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu, (2) Kiện toàn hệ thống cảnh báo, giám sát dịch COVID-19, (3) Tăng cường phòng chống dịch tại khu vực biên giới, (4) Thực hiện phân tách nhân viên phòng chống dịch COVID-19, (5) Nghiêm túc quản lý lịch trình di chuyển của cán bộ, công chức, (6) Tăng mức độ phòng chống dịch COVID-19 đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, (7) Nâng cao năng lực ứng biến, phân phối nguồn lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19, (8) Làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, (9) Tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức thực hiện phòng chống dịch COVID-19.
Một số kiến nghị mà Bộ Công Thương đề cập đến trong văn bản để giảm tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu:
Quang Minh (t/h)
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…