Sau 20 năm đồng Euro mới một lần nữa ngang giá đồng USD. Điều này được cho là báo hiệu nền kinh tế châu Âu đang đi về hướng suy thoái do hậu quả từ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Euro News đưa tin.

Chiều hôm 12/7, đồng Euro lần đầu đổi ngang giá đồng USD sau 20 năm kể từ năm 2002. (Ảnh: Tero Vesalainen/Shutterstock)

Đồng Euro đã mất giá mạnh kể từ đầu tháng 2/2022, thời điểm đó mỗi Euro tương đương 1,13 USD. Đà giảm giá mạnh hơn bắt nguồn từ việc lo ngại Nga sẽ cắt giảm hoàn toàn khí đốt để đáp trả hoặc các lệnh trừng phạt mới liên quan đến cấm nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực.

Đến nay, có 12 quốc gia của EU đã cắt một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.

Chiều hôm 12/7, một đồng Euro đã ngang giá với một USD, lần đầu tiên sau 20 năm hai loại tiền tệ này được đổi tỷ lệ khoảng 1:1. Sự thay đổi này có nghĩa là các công ty và người tiêu dùng châu Âu sẽ trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ mà họ nhập khẩu, trong khi xuất khẩu của châu Âu trở nên rẻ hơn ngay lập tức trên thị trường quốc tế.

Giới đầu tư đang tính toán liệu EUR có giảm xuống dưới đồng USD hay không, lần cuối cùng điều này xảy ra là vào tháng 11/2022, khi đó 1 EUR trị giá 0,99 USD.

Tuy vậy, từ thời điểm đó, đồng Euro đã có một sự gia tăng ổn định, đạt gần 1,6 USD vào mùa hè năm 2008, khi cuộc Đại suy thoái đã tàn phá tài chính trên khắp nước Mỹ.

Nằm ngoài dự đoán, cuộc tấn công toàn diện của Nga chống lại Ukraine vào tháng 2/2022 đã lật ngược tình thế, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế EU. Cuộc xâm lược đã làm đảo lộn thị trường năng lượng và khiến hóa đơn khí đốt tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại, Euro News đưa tin.

Cú sốc bất ngờ đã gây ra lạm phát phá kỷ lục trên toàn khu vực đồng Euro, với con số 8,6% trong tháng 6, cùng với sự suy giảm dần trong hoạt động kinh tế.

Sự kết hợp của cả hai yếu tố đã gây ra tình trạng lạm phát đình trệ, một hỗn hợp nguy hiểm làm suy giảm tăng trưởng trong khi hàng hóa vẫn quá đắt đối với người tiêu dùng và các công ty.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất trong nỗ lực chế ngự lạm phát và có kế hoạch tiếp tục làm như vậy khi tình hình tiếp tục xấu đi. Nhưng một số nhà phân tích đã chỉ trích ECB vì đã di chuyển quá muộn so với các đối tác ở Mỹ, Anh và Canada.

Nguồn cung cấp từ đường ống Nord Stream 1 đã ngừng hoạt động vào đầu tuần này để bảo trì theo kế hoạch trong 10 ngày. Không rõ liệu Điện Kremlin có ra lệnh đình chỉ để kéo dài quá thời hạn đó và trở nên vô thời hạn hay không.

“Hãy chuẩn bị cho việc cắt giảm hoàn toàn khí đốt của Nga. Đây hiện là lựa chọn khả thi nhất” Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, cho biết.

Tú Minh

Published by
Tú Minh

Recent Posts

Thái Bình sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã thành 10 đơn vị

Giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Thái Bình sẽ sắp xếp, sáp nhập 28 đơn…

1 giờ ago

Bộ Công thương xác nhận Temu thuộc diện phải đăng ký hoạt động

Bộ Công thương sẽ nghiên cứu giải pháp "phù hợp" để quản lý hoạt động…

1 giờ ago

WSJ: Những ‘ông lớn’ Phố Wall sẵn sàng cho chiến thắng của Trump

Một số quỹ và công ty quản lý tài sản hàng đầu đã bắt đầu…

3 giờ ago

Vụ đấu giá mỏ cát hơn 5.000% giá khởi điểm: Doanh nghiệp báo tính nhầm, xin rút

Công ty TNHH Xây dựng Nam Sông Mã lý giải việc trả giá mỏ cát…

3 giờ ago

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan: Nếu ĐCSTQ phong tỏa Đài Loan, quốc tế sẽ không ngồi yên

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan hôm 23/10 đã cho biết nhận định của ông…

3 giờ ago

Vì sao Warren Buffett vẫn giữ thiết kế trang web công ty như thời cuối thế kỷ trước?

Trang web của công ty tỷ phú Warren Buffett vẫn duy trì phong cách đơn…

4 giờ ago