Theo cách tính GDP mới, GDP/người sẽ tăng thêm hơn 400 USD, vào khoảng 3.000 USD/năm. Mặc dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Ảnh: Ngư dân ở một làng chài tại Vũng Tàu, ngày 20/7/2018. (Ảnh: Shutterstock)
Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, tăng trưởng kinh tế quý I/2020 chỉ đạt 3,82%, thấp nhất trong 10 năm.
Chiều nay (27/3), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) vừa công bố số liệu kinh tế xã hội trong 3 tháng đầu năm 2020.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với cùng kỳ và thấp nhất trong 10 năm gần đây.
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết nguyên nhân chính của việc tăng trưởng giảm mạnh là do dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08% (đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15% (đóng góp 58,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, tuy đạt mức tăng không cao nhưng vẫn đóng vai trò là động lực chính của tăng trưởng kinh tế quý I năm nay; khu vực dịch vụ tăng 3,27% (đóng góp 41,4%), trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,52%; khu vực dịch vụ chiếm 43,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,66% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 10,15%; 35,31%; 43,99%; 10,55%).
Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 2,92% (cùng kỳ năm trước tăng 7,22%); tích lũy tài sản tăng 2,20%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,59%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,05%.
Cùng với đó, dòng vốn cấp mới FDI vào Việt Nam đạt khoảng 8,6 tỷ USD, giảm hơn 20% và số vốn giải ngân chỉ đạt khoảng 3,9 tỷ USD, giảm hơn 6% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên vốn FDI giải ngân giảm trong giai đoạn 2016-2020.
Ngành thống kê tính toán nếu dịch kết thúc vào quý II, quy mô GDP sẽ giảm khoảng 55.000 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Ngành thiệt hại lớn nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống, hơn 21.170 tỷ đồng. Tương tự, nếu dịch kết thúc trong quý III, GDP sẽ giảm khoảng 65,230 tỷ, trong đó ngành lưu trú và du lịch sẽ thiệt hại khoảng 22.880 tỷ đồng.
Liệu Nga có “nghiêm túc” về việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine hay…
Trung Quốc cho biết họ sẽ không đồng ý về thoả thuận TikTok thoái vốn…
Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu (4/4) rằng ông sẽ ký một…
Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm bao gân ở vùng cổ tay, gây…
Giám đốc FBI Kash Patel đang giải quyết vấn đề ảnh hưởng của Trung Quốc…
Vàng thế giới lao dốc trong đêm, giảm gần 80 USD/ounce (tương đương với 4…