Từng có một giai đoạn nguồn đầu tư Trung Quốc đổ xô mua lại các nhà máy rượu vang ở Bordeaux, họ khao khát cuộc sống thanh lịch của người Pháp và lợi nhuận tốt từ thị trường nội địa Trung Quốc. Nhưng sau hơn 10 năm, trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang ngăn chặn dòng vốn nội địa chảy ra nước ngoài, những doanh nghiệp liên quan nóng lòng muốn bán bớt những tài sản này.
Vào năm 2008, nhà máy rượu vang Château Latour Laguens – một trong những cơ sở sản xuất rượu vang sớm nhất ở vùng trồng nho Bordeaux hàng đầu của Pháp – được một công ty Trung Quốc mua lại. Trong bối cảnh ĐCSTQ ngăn chặn đầu tư ra nước ngoài, cơ sở sản xuất rượu này được bán đấu giá vào ngày 5/9/2024 tại Saint-Martin-du-Puy, miền tây nam nước Pháp. (Ảnh: Philippe Lopez / AFP/Getty)
AFP dẫn lý do khiến những người mua Trung Quốc từng quan tâm đến các vườn nho ở Bordeaux hiện đang rút lui, bao gồm như: việc kiểm soát vốn của ĐCSTQ, nhu cầu rượu vang ở châu Á suy yếu, vấn đề họ đánh giá thấp chi phí vận hành các trang viên ở Pháp…
Năm 2009, Chateau Latour Laguens đã trở thành một trong những vườn nho Bordeaux đầu tiên được một công ty Trung Quốc mua lại. Khi đó người mua đã tin chắc rượu vang ở đây có thể mang lại lợi nhuận đáng kể tại thị trường nội địa Trung Quốc. Chủ sở hữu mới của nhà máy rượu là Daisy Cheng Haiyan Cheng – người thừa kế trẻ của công ty Longhai International ở Thanh Đảo, đã phát triển một loạt dự án cho tòa nhà có từ thời trung đại này, bao gồm phòng thử rượu, cửa hàng boutique, phòng khách sang trọng…
Sau đó hơn 200 trang viên khác ở miền tây nam nước Pháp cũng bị người Trung Quốc mua lại. Giờ đây, khi ĐCSTQ siết chặt đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư Trung Quốc đang bán bớt nhà máy sản xuất rượu của họ.
Trang viên Chateau Latour Laguens sắp được bán đấu giá với giá khởi điểm là 150.000 euro (khoảng 162.000 USD), không bao gồm cây nho.
Li Lijuan, một đại lý bất động sản rượu vang ở Bordeaux và là chuyên gia về thị trường châu Á, giải thích rằng nhiều trang viên khác cũng đang được bán với giá rẻ. Bà nói trong bối cảnh đang chịu những tác động tiêu cực do tình trạng dư thừa rượu vang Bordeaux, việc thắt chặt kiểm soát dòng vốn của Bắc Kinh đang tác động thêm đến thị trường này.
Vào tháng 5 năm nay, ông chủ Qu Naijie của Tập đoàn Haichang (từng là một trong những người giàu hàng đầu Trung Quốc) đã bị ĐCSTQ kết tội tham nhũng, ngay lập tức nhà chức trách Pháp đã thu hồi lại 9 nhà máy rượu mà ông Qu Naijie mua lại vào những năm 2010.
Năm 2022, các nhà máy rượu do chủ sở hữu Trung Quốc đặt tên như “Thỏ vàng”, “Thỏ hoàng gia”, “Linh dương Eland”, “Linh dương Tây Tạng” đã biến mất khỏi bản đồ Bordeaux. Hồi năm 2016 sau khi người đứng đầu Tập đoàn rượu SGV của Hồng Kông là Chi Keung Tong mua lại một số nhà máy rượu, ông đã ngay lập tức đổi tên chúng theo tên một số loài động vật mang đặc điểm văn hóa Trung Quốc. Nhưng sau khi 4 nhà máy rượu đó được bán lại cho các nhà đầu tư Pháp thì tên ban đầu của các nhà máy đã được khôi phục.
Bà Li Lijuan cho biết, “Người Trung Quốc không còn có thể đầu tư ra nước ngoài vì tiền của họ bị mắc kẹt ở Trung Quốc”.
Được biết hiện có khoảng 50 nhà máy rượu vang Bordeaux được họ rao bán. Người mua khan hiếm đến mức một số nhà máy rượu đang bán với giá thấp hơn một nửa giá mua.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…