Kinh Tế

Hà Nội khởi công Cầu Tứ Liên do liên danh VinGroup đề xuất

Ngày mai (19/5), Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên do Tập đoàn VinGroup đề xuất đầu tư. Cầu có kiến trúc dây văng, trụ xoắn dài, mặt cầu rộng 43m. Sau khi thông xe, thời gian di chuyển từ Cổ Loa, Đông Hội vào trung tâm dự kiến sẽ rút ngắn từ 40 phút xuống 10 phút. 

Vị trí xây cầu Tứ Liên. Nguồn ảnh Người quan sát.

Ngày 18/5, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội (Ban Giao thông) đã ký hợp đồng với tổng thầu EPC để khởi công dự án thành phần 2 Dự án cầu Tứ Liên, bao gồm dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa).

Tổng mức đầu tư dự án thành phần 2 được phê duyệt là 15.498 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 11/2024, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (CPCG) đã ký kết biên bản ghi nhớ, chính thức hình thành liên danh nhà thầu để tham gia đấu thầu dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng).

Cũng theo Ban Giao thông, 3 dự án thành phần còn lại của Cầu Tứ Liên liên quan tới giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 quận, huyện gồm Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh đang được triển khai.

Cụ thể, ngày 18/4/2025, các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh đã nhận bàn giao mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ngày 16/5/2025, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án thành phần 2 tại khu vực trước Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia.

TP. Hà Nội đảm bảo khởi công dự án trên toàn tuyến, phấn đấu hoàn thành vào năm 2027, đúng tiến độ đề ra.

Tứ Liên cùng với hình ảnh 4 con rồng bay lên

Thiết kế cầu Tứ Liên được phê duyệt giữ nguyên theo đề xuất của nhà đầu tư. Cây cầu có kiến trúc dây văng, trụ dài xoắn. Rộng mặt cầu 43m, kết cấu dầm thép nhịp chính 500m, trụ tháp cao 185m. Đường dẫn đầu cầu phía Nghi Tàm rộng 48m, phía Đông Anh rộng 60m.

Ý tưởng thiết kế cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn về hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ cột trụ tạo dựng hình ảnh 4 con rồng từ mặt nước vút bay lên trời cao. Ý tưởng này gắn chặt với tên gọi Thăng Long – Hà Nội, với ý nghĩa mảnh đất rồng bay lên.

Phối cảnh Cầu Tứ liên. Ảnh Dự án Vinhomes Cổ Loa.

Sau khi được thông xe, cầu Tứ Liên được kỳ vọng sẽ trở thành tuyến giao thông quan trọng kết nối 2 bờ sông Hồng giúp người dân Đông Anh đi vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng, giảm tải giao thông trực tiếp cho cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Đông Trù. Thời gian đi lại từ Cổ Loa, Đông Hội vào trung tâm thành phố sẽ giảm từ 40 phút xuống còn 10 phút.

Ban Giao thông cho biết, dự án Cầu Tứ Liên là dự án duy nhất đủ điều kiện khởi công vào tháng 5 này. Một cây cầu khác của TP.HCM đã được phê duyệt là Cầu Trần Hưng Đạo phải lùi lại đến dịp 2/9.

Nguyên Hương (t/h)

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

1 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

1 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

2 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

3 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

3 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

6 giờ ago