Hơn 130 nước đồng ý với mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%

Hôm thứ Sáu (8/10), một nhóm 136 nước đã đồng ý định ra mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% đối với những tập đoàn lớn.

 

Theo Epoch Times, các cuộc đàm phán đã diễn ra trong bốn năm nhưng thỏa thuận chỉ được nhất trí khi Iceland, Estonia và Hungary từ bỏ thái độ phản đối của họ và đồng ý gia nhập thỏa thuận. 

Hơn nữa, mức sàn 15% được cho là khá thấp so với thuế suất doanh nghiệp trung bình khoảng 23,5% tại các nước công nghiệp. 

“Lần đầu tiên trong lịch sử, việc thiết lập một thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ mang tới sân chơi bình đẳng cho người lao động và người đóng thuế Mỹ, cũng như cho phần còn lại của thế giới,” Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố.

Thỏa thuận này được đưa ra nhằm mục đích ngăn chặn các công ty lớn chuyển lợi nhuận ra các nước đánh thuế thấp như Ireland bất kể khách hàng của họ ở đâu. 

Trong số 140 nước liên quan, 136 ủng hộ thỏa thuận, ngoài Kenya, Nigeria, Pakistan và Sri Lanka tới nay vẫn bỏ phiếu trắng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển  Kinh tế (OECD), đơn vị dẫn dắt các cuộc đàm phán, nói rằng thỏa thuận sẽ bao trùm 90% nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng thỏa thuận chưa ráo mực, một số nước đã bày tỏ quan ngại về việc thực hiện nó.

Bộ trưởng tài chính Thuỵ Điển yêu cầu trong một tuyên bố rằng nên tính đến lợi ích của các nền kinh tế nhỏ và nói rằng thời hạn thực hiện vào năm 2023 là không khả thi, trong khi Ba Lan lo lắng về tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nói họ sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận. 

Trọng tâm của thỏa thuận là thuế suất  doanh nghiệp tối thiểu 15% và cho phép các chính phủ đánh thuế được nhiều hơn đối với các công ty đa quốc gia nước ngoài.

 OECD cho rằng với thuế suất tối thiểu này, các nước sẽ có thể thu được khoảng thêm 150 tỷ đôla hàng năm, trong đó có 125 tỷ đôla ở các nước hiện nay có mức thuế thấp hơn 15%.

Iceland, Estonia, và Hungary vốn là các nước đánh thuế thấp, nhưng đã ngừng phản đối vào tuần này sau khi thỏa hiệp về việc khấu trừ từ thuế suất tối thiểu đối với các công ty đa quốc gia có các hoạt động kinh doanh thực tế ở nước ngoài. 

OECD nói rằng thoả thuận này sẽ được chuyển đến nhóm G20 để xác nhận chính thức tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chính ở Washington ngày 13/10, và sau đó chuyển tới hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào cuối tháng tại Rome để được chấp thuận cuối cùng.

Các nước ủng hộ thỏa thuận được cho là sẽ đưa nó vào luật vào năm tới để nó có thể có hiệu lực từ năm 2023, điều mà nhiều quan chức cho rằng cực kỳ khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nói rằng Paris sẽ sử dụng vai trò Chủ tịch Liên minh châu Âu của họ trong nửa đầu năm 2022 để đưa thoả thuận thành luật tại toàn bộ 27 nước trong khối.

Ngân Hà (theo Epoch Times)

Xem thêm:

Ngân Hà

Published by
Ngân Hà

Recent Posts

Đại học Harvard nhận được “tối hậu thư” về “điều kiện nhận tài trợ liên bang”

Chính quyền Trump đã gửi cho Đại học Harvard một danh sách các yêu cầu…

3 phút ago

Hải quan Mỹ từ chối nhập cảnh đối với 329 người trong 2 tháng

Tháng 2 và tháng 3 năm nay, Sân bay quốc tế John F. Kennedy đã…

8 phút ago

Tổng thống Trump cho biết báo cáo việc làm thể hiện kế hoạch kinh tế đang hiệu quả

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng báo cáo việc làm tháng Ba vốn…

18 phút ago

Houthi tiếp tục bắn hạ máy bay không người lái Reaper của Hoa Kỳ

Houthi ở Yemen đã bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper khác…

42 phút ago

Rubio: Vài tuần nữa Hoa Kỳ sẽ biết liệu Nga có nghiêm túc về hòa bình hay không

Liệu Nga có “nghiêm túc” về việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine hay…

1 giờ ago

Reuters: Trung Quốc dừng thỏa thuận TikTok với Hoa Kỳ vì thuế quan

Trung Quốc cho biết họ sẽ không đồng ý về thoả thuận TikTok thoái vốn…

2 giờ ago