(Ảnh: PxHere)
Cuộc sống càng hiện đại, con người càng hối hả. Nhưng hóa ra, chính sự vội vàng đang khiến chúng ta mau già – cả thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, sự kiên nhẫn đem đến cuộc sống an yên và cơ thể trẻ lâu.
Năm 17 tuổi, tôi rời nước Mỹ để sống một năm ở vùng quê Mexico. Ở đó, tôi quen dần với nhịp sống khác hẳn.
Bánh mì không có sẵn trong túi, mà được nướng bằng lò đất đốt cả tiếng đồng hồ. Bột nhồi từ lúc sáng sớm. Có khi bữa ăn bắt đầu từ nhiều tháng trước – khi gieo hạt, chăm cây. Nếu nắng đủ, mưa vừa, cây sẽ lớn và bữa ăn sẽ tới. Mọi thứ theo mùa, không điều gì có thể vội vàng, từng miếng ăn đều được trân trọng.
Tôi nhớ mãi câu thành ngữ Trung Hoa: “Dưa chín thì tự rụng”. Không phải khi ta muốn, cũng không phải khi lắc mạnh. Mọi thứ đến khi đã chín muồi – và lúc đó là ngọt nhất.
Có những điều đơn giản là không thể cưỡng ép. Đôi khi, lựa chọn duy nhất của ta là kiên nhẫn.
Giờ đây, ta quen với việc bấm điện thoại liên tục, theo dõi đơn hàng từng phút, nổi cáu khi phải đợi vài giây. Một nghiên cứu cho thấy: nếu trang Amazon tải chậm một giây, công ty có thể mất 1,6 tỷ USD mỗi năm.
Thời gian ngày càng được nhìn nhận như một tài nguyên cần tối ưu hoá, dẫn đến xu hướng loại bỏ mọi khoảng chờ. Cả xã hội có xu hướng liên tục hái những quả dưa chưa chín và chưa đủ ngọt.
Thiếu kiên nhẫn là một cảm xúc có sức tàn phá đối với sức khỏe tinh thần. Hơn thế nữa, theo nghiên cứu, từng khoảnh khắc hối hả có thể đang âm thầm lấy đi nhiều năm tuổi thọ của chúng ta.
“Kiên nhẫn không chỉ là tính cách tốt đẹp, mà còn là cách giữ cơ thể trẻ lâu hơn, ngay từ bên trong”, giáo sư Richard Ebstein nói.
Trong một nghiên cứu, các sinh viên được chọn giữa 100 USD nhận ngay, hoặc 120 USD nhận sau một tháng. Sau đó, họ được xét nghiệm telomere – phần bảo vệ DNA, phản ánh mức độ lão hóa của tế bào. Telomere càng ngắn, tế bào càng già.
Kết quả cho thấy, người chọn nhận tiền ngay thường có telomere ngắn hơn. Trong khi, người chờ đợi có telomere dài hơn – nghĩa là cơ thể trẻ hơn.
Một chút nôn nóng không gây hại tế bào ngay. Nhưng nếu lúc nào cũng vội, hormone căng thẳng (cortisol) sẽ luôn ở mức cao. Điều này gây viêm, tổn thương tế bào và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Người không thể chịu đựng nổi 2 phút chờ đợi cũng khó có thể thiền định, đi vào giấc ngủ hoặc thường chọn đồ ăn nhanh – tất cả đều có liên quan đến sức khỏe của telomere. Ngược lại, người kiên nhẫn thường sống chậm hơn, ăn uống điều độ, ngủ ngon và giữ được sự cân bằng.
Một nghiên cứu ở sinh viên cũng cho thấy: người kiên nhẫn ít bị trầm cảm hơn gần một nửa.
“Nếu biết kiên nhẫn với người khác và tha thứ, bạn sẽ thường có mối quan hệ tích cực hơn”, nhà nghiên cứu Naser Aghababaei chia sẻ.
Một nghiên cứu khác theo dõi hơn 3.300 người suốt 15 năm cho thấy: Người thiếu kiên nhẫn có nguy cơ cao huyết áp nhiều hơn 84% so với người bình tĩnh.
“Kiên nhẫn là liều thuốc phòng bệnh tự nhiên”, GS Ebstein kết luận.
Không phải lúc nào thời gian chờ cũng khiến ta khó chịu – điều quan trọng là ta cảm nhận thời gian đó như thế nào. Trong bài viết “Tâm lý của những hàng chờ”, chuyên gia David H. Maister chỉ ra: thời gian bận rộn trôi nhanh hơn thời gian rảnh rỗi.
Câu chuyện ở một khách sạn New York là ví dụ điển hình. Khi khách liên tục phàn nàn vì phải chờ thang máy quá lâu, thay vì tốn tiền nâng cấp hệ thống, nhân viên đề xuất… lắp gương ở hành lang. Kết quả là khách mải chỉnh tóc, soi gương, nhìn người qua lại – và ngừng than phiền. Như vậy không phải thời gian chờ được rút ngắn, mà là cảm giác chờ đã thay đổi.
Ông còn chỉ ra những yếu tố khiến việc chờ đợi dễ gây bực bội:
Hãy tưởng tượng bạn gọi món ở quán café, không được phát số, không ai xác nhận, và chẳng biết nên đứng chờ hay ngồi xuống – sự bất định khiến 5 phút chờ như dài gấp đôi. Nhưng chỉ cần ai đó nói: “Chúng tôi sẽ mang ra ngay” – là đủ làm dịu sự nôn nóng.
Đó cũng là lý do phòng khám luôn nói “bác sĩ sẽ đến ngay”, hay hãng bay liên tục thông báo khi hoãn chuyến. Dù thời gian chờ không thay đổi, nhưng cách con người được chuẩn bị tâm lý và giải thích đã khiến trải nghiệm dễ chịu hơn.
Mất kiên nhẫn cũng như nhiều cảm xúc khác, là hoàn toàn bình thường và đôi khi có lợi. Tuy nhiên việc điều chỉnh cảm xúc này cũng rất quan trọng.
Một số lời khuyên của chuyên gia giúp chúng ta kiên nhẫn hơn:
“Không ai có thể sống cuộc đời trọn vẹn mà không luyện cho mình chút kiên nhẫn, những điều tốt đẹp luôn cần thời gian”, nhà nghiên cứu Aghababaei cho hay.
Tuy vậy, ông cũng cảnh báo: kiên nhẫn vô hạn dễ biến thành thụ động. Mục tiêu không phải là chờ đợi vô tận, mà là chờ đợi có trí tuệ.
Theo ông, kiên nhẫn không thể tách rời khỏi những đức tính khác, và là yếu tố cần thiết cho một cuộc sống cân bằng. Bên cạnh kiên nhẫn, ta cần dũng khí để hành động, lòng trắc ẩn để kết nối, và sự khôn ngoan để biết khi nào nên đợi, khi nào nên bước tiếp.
GS Ebstein bổ sung thêm rằng kiên nhẫn cho phép mọi thứ có thêm thời gian nuôi dưỡng và đơm hoa. Kiên nhẫn nuôi dưỡng sự thấu cảm qua việc lắng nghe chân thành, nuôi dưỡng lòng biết ơn bằng cách tận hưởng những khoảnh khắc chậm rãi, đồng thời để lại dấu ấn bằng những điều ta gieo hôm nay, dù có thể chẳng được ngồi dưới tán cây ta trồng.
Và khi cảm giác gấp gáp thúc giục bạn phải hành động thật nhanh, hãy nhớ đến trái dưa chưa chín.
Dù chúng ta gọi kiên nhẫn là thói quen, phẩm chất hay đức hạnh, bài học như chân lý không thay đổi, theo lời của GS Ebstein: “Cách chờ đợi định hình con người ta, cho đến tận từng tế bào”.
Bé trai 4 tuổi cầm con cá rô từ thau nước lên chơi, bất ngờ…
Ông Trump đe dọa sẽ áp đặt mức thuế quan bổ sung 10% đối với…
Bộ Nội vụ hướng dẫn doanh nghiệp cách tính lương làm thêm giờ theo Nghị…
Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật (6/7) đã ký ban bố thảm họa lớn…
Không có bộ sạc iPhone nào được cắm vào tường đá, không có lò vi…
Israel từ chối các đề xuất sửa đổi từ phía Hamas đối với một thỏa…