Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất một số giải pháp đến Ngân hàng Nhà nước để cứu vãn thị trường khi các doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền. Chủ tịch HoREA cho hay giảm giá sâu cũng khó bán các sản phẩm trong bối cảnh hiện nay vì không có nhiều người mua.
Theo nhận định của HoREA, thị trường bất động sản (BĐS) đang rất khó khăn, với năm 2022 là năm “khó khăn khắc nghiệt nhất”, thì năm 2023 là năm “quyết định sống còn” đối với các doanh nghiệp BĐS ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp BĐS giải thể trong năm 2022 là gần 1.200 doanh nghiệp, tăng 38,7% so với năm 2021.
Văn bản của HoREA gửi Ngân hàng Nhà nước nêu: nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO, thu hẹp quy mô sản xuất.
Cũng do khó khăn, doanh nghiệp chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư. Trong khi đó, doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có công ty giảm đến 50% số lao động, giảm lương từ 30 – 50%, không trả được lương tháng 13, nửa tháng lương 13 cũng không có, không có thưởng Tết.
Hiệp hội này nhận định nhiều doanh nghiệp BĐS tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45 – 50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua.
Việc doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”, HoREA nhận định.
Theo đó, khó khăn lớn nhất là vướng mắc pháp lý (chiếm 70%), tiếp theo là vấn đề trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn. Bên cạnh đó, các khoản vay tín dụng đến hạn sẽ kéo theo rủi ro chuyển thành nợ xấu hoặc nhảy nhóm nợ xấu hơn.
Từ những khó khăn của doanh nghiệp, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp BĐS được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới nếu có tài sản bảo đảm để vượt qua thời điểm khó khăn trong năm 2023.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tính đến ngày 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS lên đến gần 800.000 tỷ đồng. Con số này tại thời điểm cuối năm 2021 là khoảng 700.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo về thị trường trái phiếu năm 2022, có hơn 80% giá trị trái phiếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS của Việt Nam phát hành là của các doanh nghiệp chưa niêm yết. Đáng chú ý, báo cáo chỉ ra tình trạng tài chính của số doanh nghiệp này ở mức “yếu kém”, “thiếu minh bạch” và “rất đáng báo động”.
FiinRatings nhận định các doanh nghiệp BĐS buộc phải duy trì đủ dòng tiền cho các dự án (thường kéo dài 3-5 năm, tùy thuộc quy mô) do đặc thù thâm dụng vốn, nhưng dòng tiền suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này.
Trong 2 năm tới, gánh nặng đáo hạn của ngành BĐS sẽ lên tới hơn 230.800 tỷ đồng, chiếm 35,2% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường. Trong khi đó, phần lớn các trái phiếu trên được phát hành với thời gian đáo hạn từ 3,5 năm trở xuống, cho thấy nhu cầu vay vốn để tái cấp vốn của ngành là rất lớn.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…