TSMC, hãng hàng đầu thế giới về sản xuất chip theo đơn hàng trên thế giới, có kế hoạch tiếp tục thiết lập các nhà máy tiên tiến ở ngoài Đài Loan, dẫn đến không ít tin đồn về việc “phi Đài Loan hóa” ngành công nghệ chất bán dẫn này, tức là di dời ngành công nghiệp này khỏi Đài Loan. Liệu có thật vậy không?
Ngày 21/11, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Vương Mỹ Hoa (Wang Mei-hua) khẳng định không tồn tại vấn đề “phi Đài Loan hóa”, vì sản xuất chip của Đài Loan đã là một khâu quan trọng trên quốc tế, và nhấn mạnh rằng Đài Loan không thể bị thay thế.
Ông Trương Trung Mưu (Morris Chang), nhà sáng lập TSMC, cũng giải thích đó là do Đài Loan hiện sở hữu công nghiệp sản xuất chip tốt, nên đã khiến nhiều người ghen tị.
Theo United Daily News, ngày 21/11, đại lễ đường của Phủ Tổng thống đã tổ chức họp báo dành cho “Phái đoàn các nhà lãnh đạo kinh tế hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương APEC năm 2022” trở về Đài Loan.
Khi đó giới truyền thông chất vấn, do tình hình eo biển Đài Loan, nên có những lập luận quốc tế về việc “phi Đài Loan hóa” chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Ví như Thủ tướng Phần Lan cho rằng châu Âu quá phụ thuộc vào chip Đài Loan. Nhưng gần đây doanh nghiệp Hà Lan ASML công bố đầu tư vào Đài Loan, điều này dường như đang bác bỏ lập luận “phi Đài Loan hóa”.
Ông Trương Trung Mưu đã xác nhận rằng hãng TSMC đúng là có kế hoạch xây dựng một số nhà máy chip tại Arizona Hoa Kỳ, trong đó có công nghệ 3nm đẳng cấp hàng đầu ngành bán dẫn hiện nay. Và khi dây chuyền sản xuất chip 3nm đi vào hoạt động, nó sẽ thay cho các nhà máy hiện nay của TSMC, cũng ở Arizona, với công nghệ 5nm mà lúc đó sẽ bắt đầu trở nên lạc hậu.
Ông tiết lộ rằng Bộ trưởng Thương mại Mỹ sẽ đích thân tham dự lễ khai trương xưởng máy đầu tiên, đồng thời ông cũng mời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Ông Trương chỉ ra rằng chip là sản phẩm rất quan trọng vậy mà nhiều người chỉ mới nhận ra điều này gần đây, cho nên nhiều người ghen tị khi nhận ra Đài Loan hiện sở hữu nền sản xuất chip tốt như vậy.
“Rất nhiều người ghen tị, và rất nhiều người ngưỡng mộ”, ông Trương nói rằng cũng có rất nhiều người, vì nhiều lý do khác nhau, dù là vì an ninh quốc gia hay vì kiếm tiền, thì đều hy vọng rằng nước họ có thể sản xuất chip nhiều hơn.
Ông cũng tiết lộ khi tham dự cuộc họp APEC lần này, một số nước đã hỏi ông liệu có thể sang nước họ sản xuất chip hay không.
Business Today đưa tin, Bộ trưởng Kinh tế Vương Mỹ Hoa cũng nhắc lại rằng ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan hiện nay phát triển tốt như vậy là dựa trên 3 nguyên nhân vững vàng, và người Đài Loan không cần phải dao động về vấn đề “phi Đài Loan hóa”.
Thứ nhất, sau 40 năm phát triển, hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan đã khá hoàn thiện.
Thứ hai, Đài Loan có nhiều nhân tài kiệt xuất cống hiến hết mình cho ngành công nghiệp bán dẫn, và có thể ứng phó tức thì với mọi tình huống trong sản xuất và vận hành.
Thứ ba, chính phủ cung cấp các khuôn viên khoa học, các biện pháp quản lý một cửa, đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn.
“Không quốc gia nào có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh như Đài Loan”, bà Vương Mỹ Hoa nhấn mạnh chất bán dẫn là ngành công nghiệp then chốt, hỗ trợ nền kinh tế và an ninh quốc gia của Đài Loan.
“Tất nhiên chúng tôi sẽ để chất bán dẫn tiếp tục được phát triển sâu rộng ở Đài Loan. Người dân phải hiểu rằng ngành công nghiệp bán dẫn nên được phép tồn tại ở Đài Loan, thay vì nhìn thế giới bên ngoài đang nói về “phi Đài Loan hóa” và làm theo. Đây không phải là điều tốt cho Đài Loan, và cũng không thể “phi Đài Loan hóa””.
Theo báo cáo, trong những năm gần đây, các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị bán dẫn, gồm Entegris, Applied Materials của Mỹ, và Merck của Đức, vẫn liên tiếp tăng cường đầu tư vào Đài Loan.
Ngày 15/11, ông Frédéric Schneider-Maunoury, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành của công ty Hà Lan ASML (nhà cung cấp các hệ thống quang khắc lớn nhất cho ngành công nghiệp bán dẫn), đã đến thăm Tổng thống Thái Anh Văn.
Bà Thái đã đăng trên Facebook rằng dự án đầu tư của ASML, sắp được động thổ vào năm tới, đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất vào Đài Loan từ trước đến nay. Điều này cũng khiến những tin đồn thổi phồng quá mức về rủi ro của Đài Loan tự tan biến.
Bà Vương Mỹ Hoa tin rằng từ đó có thể thấy rằng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tuyệt vời của Đài Loan rất hấp dẫn vốn nước ngoài. “Phi Đài Loan hóa” là không đúng, “vì các quy trình sản xuất tốt nhất và tiên tiến nhất đều ở Đài Loan”.
Berkshire Hathaway, công ty con của ông Warren Buffett, đã đầu tư 4,1 tỷ USD để mua ADR của TSMC. Điều này được ngoại giới coi là sự khẳng định với ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan.
(ADR, tên đầy đủ là American Depositary Receipts, là chứng chỉ giao dịch do các công ty bên ngoài nước Mỹ phát hành trên thị trường chứng khoán Mỹ. Quyền nắm giữ ADR về cơ bản giống như quyền nắm giữ cổ phiếu thông thường.)
Bà Vương Mỹ Hoa chỉ ra rằng TSMC là một công ty đẳng cấp thế giới về công nghệ, hoạt động và lợi nhuận. Việc ông Warren Buffett, mua ADR của TSMC với số lượng lớn đồng nghĩa với việc ông nắm bắt thông tin của TSMC một cách sâu rộng và kỹ lưỡng.
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…