Tỷ lệ cổ phiếu VinFast (VFS) được giao dịch tự do trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành ở mức 0,1%. Do đó dẫn đến việc giá giao dịch biến động tăng cao và giảm sâu trong 2 ngày giao dịch đầu tiên của mã này trên sàn Nasdaq (Mỹ). Ông Phạm Nhật Vượng và hai doanh nghiệp khác do chính ông sở hữu (VIG và Asian Star) đang nắm tổng cộng tới hơn 99% cổ phần của hãng xe điện VinFast.
Theo ghi nhận, dù có hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được lưu hành, nhưng VinFast chỉ phát hành ra khoảng 4,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,1%) cho nhà đầu tư có thể mua bán tự do (free float) trên sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.
Số cổ phiếu có sẵn để giao dịch so với tổng lượng cổ phiếu lưu hành quá chênh lệch, phản ánh tỷ lệ free float của VinFast nằm mức rất nhỏ.
Tập đoàn VinGroup và hai doanh nghiệp khác do ông Phạm Nhật Vượng sở hữu (VIG và Asian Star) đang nắm tổng cộng hơn 99% cổ phần của hãng xe điện VinFast.
Được biết, cổ phiếu có tỷ lệ free float nhỏ là chênh lệch giá mua – bán rộng, dễ xảy ra các biến động mạnh (tăng sốc, giảm sâu). Tính thanh khoản hạn chế, nhà đầu tư có thể đối mặt với việc khó bán lại, khó xoay nguồn vốn.
“Nếu muốn biết thị trường đánh giá giá trị của một công ty như thế nào thì phải xem số lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu công ty đó.” TS Nguyễn Huy Vũ cho hay, trang RFA tiếng Việt đưa tin.
Do đó, ông Huy cho rằng với việc chỉ một lượng rất nhỏ cổ phiếu của VinFast được giao dịch như hiện nay, sẽ còn quá sớm để biết thị trường Mỹ đánh giá cổ phiếu này ra sao.
Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế này cũng cho biết VinFast vẫn đang giới hạn việc giao dịch cổ phiếu của họ, bằng cách không phép giới đầu tư bán khống (short sale), và không cho phép giao dịch quyền chọn (option). Đây là những dịch vụ phổ biến ở thị trường chứng khoán Mỹ.
Trước đó, khi đạt thỏa thuận hợp nhất với Công ty Black Spade Acquisition (công ty “bình phong”, SPAC) để hợp thức hóa việc lên sàn chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VinFast (mã cổ phiếu trên sàn đổi từ BSAQ sang VFS) đã tăng giá trong ngày đầu tiên giao dịch hôm 15/8.
Theo đó, từ mức 22 USD giá mở cửa, mã VFS đã bật tăng lên 37,1 USD/cổ phiếu vào cuối ngày, tương đương tăng khoảng 68%.
Đến ngày giao dịch tiếp theo (16/8), mã VFS đã giảm xuống còn 30,1 USD/cổ phiếu, tương đương giảm gần 19%. Trong phiên này, giá VFS có lúc đã về còn 24 USD/cổ phiếu.
Trước ngày lên sàn giao dịch lần đầu tiên, định giá cổ phiếu của VinFast tăng hơn 78% sau khi đạt thỏa thuận sáp nhập với công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC), Black Spade Acquisition (công ty có trụ sở ở Hồng Kông, Trung Quốc).
Nguyên nhân vì VinFast sử dụng Lucid Group (NASDAQ: LCID), một nhà sản xuất xe điện tương tự làm điểm giá tham chiếu, Do đó, VinFast và Black Spade (mã BSAQ) đã tự ra mức định giá 23 tỷ USD trước khi lên sàn giao dịch.
Mức định giá này được xếp hạng cao thứ 4 trong số các giao dịch liên quan đến các công ty SPAC, dựa trên thông tin từ Dealogic.
Một số nhà sản xuất xe điện khác cũng đã chọn niêm yết thông qua các thỏa thuận SPAC trước đó. Ví dụ như hãng xe Nikola (mã NKLA) và Lucid, hai hãng này đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong định giá của họ.
Hiện Nikola có giá trị thị trường khoảng 1,4 tỷ USD, giảm từ 13,9 tỷ USD trước khi niêm yết (giảm gần 90%). Trong khi giá trị thị trường hiện tại của Lucid là 15,5 tỷ USD, giảm so với mức định giá 24 tỷ USD trong thỏa thuận SPAC vào năm 2021.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…