Năm 2019 – 2022: Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nhiều năm qua, Mỹ và khối đồng minh (EU, Nhật Bản,…) vẫn luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, do đó giúp cán cân thương mại Việt Nam thặng dư lớn khi giao thương. Trong khi đó, ở chiều ngược lại Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc (nguyên vật liệu sản xuất, thiết bị điện tử,…) để phục vụ các doanh nghiệp FDI nên luôn trong tình trạng nhập siêu.

Việt Nam sẽ hưởng lợi về kinh tế nhiều hơn khi nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 435 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10%; nhập khẩu giảm 16,2%.

Về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị ước đạt 62,3 tỷ USD. Còn Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị ước đạt 68,1 tỷ USD .

Cụ thể, cán cân thương mại với Mỹ thặng dư ước đạt 53 tỷ USD; xuất siêu sang EU ước đạt 19,6 tỷ USD; xuất siêu sang Nhật Bản 1,5 tỷ USD.

Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 32,3 tỷ USD; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,3 tỷ USD (chủ yếu nhập xăng dầu thành phẩm giá trị cao); nhập siêu từ ASEAN 5,2 tỷ USD.

Bảng tổng hợp số liệu: Hạo Thiên / Trí Thức VN (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê)

Theo ghi nhận lũy kế giai đoạn năm 2019 – 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 343 tỷ USD, nhập khẩu về chỉ 58 tỷ USD, tương đương giúp cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư (xuất siêu) tới 285 tỷ USD.

Với thị trường EU, Việt Nam xuất siêu 102 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 163 tỷ USD và nhập về 61 tỷ USD.

Còn đối với Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu, thống kê giai đoạn nói trên là âm 185 tỷ USD (năm 2019: -34 tỷ USD; năm 2020: -36 tỷ USD, năm 2021: -54 tỷ USD và năm 2022: -61 tỷ USD).

Chiều hôm qua (ngày 10/9), trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Việt Nam loan tin đã nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.

Trước đó, Việt Nam cũng có mối liên kết đối tác nói trên với 4 quốc gia khác gồm: Trung Quốc (năm 2008), Nga (năm 2012), Ấn Độ (năm 2016) và Hàn Quốc (năm 2022).

Hạo Thiên

Published by

Recent Posts

696 đơn vị hành chính cấp huyện dự kiến chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7

Việt Nam hiện có 696 đơn vị hành chính cấp huyện, dự kiến sẽ chấm…

29 phút ago

Giá vé máy bay 30/4-1/5 tăng mạnh, nhiều chặng cháy vé

Chặng Hà Nội - TP.HCM ngày 29/4, Vietnam Airlines có giá từ 3,6-3,74 triệu đồng.

30 phút ago

Hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được miễn trừ thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CPB) vừa thông báo danh mục các…

5 giờ ago

ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ – WSJ

Quan chức ĐCSTQ thừa nhận rằng Bắc Kinh đứng sau một loạt các cuộc tấn…

10 giờ ago

Phân tích: Trung Quốc là bên thua cuộc duy nhất trong cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ?

Một số chuyên gia tin rằng nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đang…

12 giờ ago

Kon Tum: Sau tai nạn khiến 5 người chết, thủy điện Đắk Mi được thi công trở lại

Hồi năm 2024, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình thủy điện…

13 giờ ago