Ngân hàng Vietcombank sẽ hoàn tất nhận chuyển giao bắt buộc CBBank trong 2023

Sớm nhất vào cuối năm 2023, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) sẽ trở thành ngân hàng mẹ của Ngân hàng Xây dựng (CBBank). Đây là động thái bắt buộc mua lại hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng (TCTD) có nợ xấu cao, rủi ro đổ vỡ với một ngân hàng lớn hơn.

Ngân hàng Vietcombank nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Xây dựng. (Ảnh minh họa: Đức Minh biên tập/Shutterstock)

Trong buổi gặp gỡ báo chí hôm 5/6, ông Đàm Minh Đức, Thành viên HĐTV kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Xây Dựng (CBBank), cho biết ngân hàng này sắp chuyển giao bắt buộc về Vietcombank, trang Vietnambiz đưa tin.

Theo đó, dự kiến khoảng 6 tháng nữa việc chuyển giao nói trên sẽ hoàn tất, ông Đức cho hay.

Trước đó, vào năm 2015, CBBank chính thức trở thành ngân hàng 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước dưới hỗ trợ của Vietcombank.

Năm 2022, tổng số dư huy động của CBBank đạt hơn 20.000 tỷ đồng; tăng ròng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và bán lẻ đều đạt trên 5.000 tỷ đồng; đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, kinh doanh vốn, bảo hiểm, thu hồi nợ…

Chủ tịch Ngân hàng Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng cho biết thời gian xử lý TCTD yếu kém có lẽ sẽ không quá 8 – 10 năm.

Tốc độ thực hiện phương án sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: (1) Phụ thuộc vào tình hình hoạt động của TCTD đó (2) Sự hỗ trợ từ các cơ quan có thẩm quyền và (3) Tình hình thị trường.

Theo phương án chuyển giao được trình tại Đại hội cổ đông, TCTD được chuyển giao sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH MTV do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với Vietcombank.

Vietcombank cũng sẽ không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD này còn lỗ luỹ kế. Đồng thời, không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao.

Đồng thời, Vietcombank sẽ tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với đó, Vietcombank muốn nhận được nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt như không giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm, trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận giữ lại,được ưu tiên cho vay vượt 15%/25% vốn tự có của Vietcombank với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan,…

Vào tháng 10/2022, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng rơi vào diện kiểm soát đặc biệt do vướng hàng loạt những thông tin tiêu cực, dẫn đến người dân mất niềm tin và đổ xô rút tiền hàng loạt.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Quảng Nam: Phó trưởng phòng nghỉ hưu trước tuổi nhận hơn 3,2 tỷ đồng hỗ trợ

Quảng Nam chi hơn 41,2 tỷ đồng hỗ trợ nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ…

36 phút ago

Quảng Ninh: 7 học sinh đi tắm suối bất ngờ bị lũ cuốn, 3 em được cứu

Tại xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, 7 học sinh nam đi tắm suối thì…

36 phút ago

ĐBQH đề nghị làm rõ nguồn thu, chi của Quỹ Nhà ở quốc gia

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết phát triển nhà ở xã hội, các đại…

37 phút ago

Đồng Nai dừng đoàn cán bộ đi Hà Giang học chuyển đổi số vì phần lớn thời gian là du lịch

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, dừng kế hoạch…

37 phút ago

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Ông Trần Đức Lương từ trần do tuổi cao, sức yếu.

8 giờ ago

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

12 giờ ago