Kinh Tế

Nghị quyết thành lập Trung tâm tài chính tại Việt Nam trình Quốc hội vào tháng 5

Dự thảo Nghị quyết thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính (TTTC) tại Việt Nam đề xuất áp dụng thí điểm những cơ chế đặc thù, ưu đãi vượt trội để thu hút vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực chất lượng cao. Cơ chế hành chính khác biệt với quy định pháp luật hiện hành. TTTC sẽ hoạt động bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh Việt.

Một góc TP.HCM. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)

Chiều 21/2, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đối với việc thành lập và hoạt động của Trung tâm tài chính (TTTC) tại Việt Nam.

Ba vấn đề chính của dự thảo bao gồm: tổ chức bộ máy, chính sách đặc thù cho TTTC, xác định trách nhiệm quản lý nhà nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là vấn đề mới nên Nghị quyết cần tập trung vào các nội dung mang tính nguyên tắc, chính sách khung, phần chi tiết sẽ để các bộ, ngành nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quốc tế hoàn thiện trong các nghị định, văn bản dưới luật.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc báo cáo TTTC sẽ áp dụng các cơ chế đặc thù, ưu đãi vượt trội để thu hút vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực chất lượng cao. Chính sách phân quyền, phân cấp cho cơ quan quản lý TTTC sẽ được thiết kế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm tối đa thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường giám sát dựa trên rủi ro. TTTC sẽ hoạt động trong phạm vi xác định, áp dụng các tiêu chí cụ thể đối với đối tượng tham gia, hướng đến sự đồng bộ giữa các chính sách, đảm bảo nguyên tắc pháp quyền và hài hòa với cam kết quốc tế.

Việc cân đối lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân sẽ được thực hiện theo nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro. Mức độ rủi ro chấp nhận được sẽ đi kèm với các cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ để tăng cường vị thế địa chính trị, địa kinh tế của Việt Nam, gắn lợi ích kinh tế với các đối tác chiến lược.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi về thu hút vốn và công nghệ, TTTC sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích giao dịch và hoạt động tài chính bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh – Việt.

Các quy định hành chính tại TTTC sẽ có sự khác biệt so với hệ thống pháp luật hiện hành, theo hướng linh hoạt hơn để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nguyên tắc quản lý vẫn đảm bảo ưu tiên lợi ích quốc gia, đặc biệt là uy tín và an ninh tài chính.

Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, khóa XV vào tháng 5/2025.

Trước đó, Ngày 15/11/2024, Bộ Chính trị đã ra Thông báo kết luận 47-TB/TW về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Ngày 31/12/2024, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 259/NQ-CP phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo nội dung nghị quyết được công bố, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được xây dựng tại Tp.HCM và TTTC khu vực sẽ được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.

Nguyên Hương (t/h)

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Google cam kết đầu tư 25 tỷ USD vào hạ tầng AI, hỗ trợ lưới điện lớn nhất Mỹ

Google đã công bố kế hoạch đầu tư 25 tỷ USD vào các trung tâm…

6 phút ago

Ông Zelensky cải tổ Chính phủ Ukraine, cùng với vũ khí Mỹ đang trên đường đến

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang cải tổ chính phủ trong bối cảnh cuộc chiến…

30 phút ago

AI Trung Quốc Deepseek không dám nói về “Hồng tỷ Nam Kinh”

Khi hỏi Deepseek có biết về sự kiện “Hồng tỷ Nam Kinh” hay không, thì…

42 phút ago

Ông Trump ca ngợi Anh, nhấn mạnh phòng thủ chung và ưu đãi thương mại liên hệ chặt chẽ

Ông Trump ca ngợi Vương Quốc Anh là một mẫu hình đồng minh NATO, nhấn…

59 phút ago

Pháp Luân Công tuần hành tại Nhật Bản phản đối cuộc bức hại 26 năm của ĐCSTQ

Chiều ngày 12/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đến từ khắp nơi trên…

1 giờ ago

Chuyên gia: ĐCSTQ tiếp tục thao túng và làm biến dạng các tôn giáo

Nhiều chuyên gia Mỹ cho biết ĐCSTQ tiếp tục “Trung Cộng hóa tôn giáo”; những…

1 giờ ago