Nhiều doanh nghiệp tại Hồng Kông đang cân nhắc rời khỏi Đặc khu

Hôm Chủ nhật (6/6), The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, nhiều doanh nghiệp tại Hồng Kông đang cân nhắc rời đi bởi vì Đặc khu này trở nên ít cởi mở hơn khi ngày càng hòa nhập với nền kinh tế Trung Quốc Đại lục dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ.

Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Hồng Kông Frederik Gollob nói với WSJ: “[Trước đây] việc ở lại Hồng Kông là điều không cần bàn cãi. [Tuy nhiên] giờ đây, lần đầu tiên, các doanh nghiệp đang thảo luận xung quanh [vấn đề] liệu chúng ta có cần phải ở lại Hồng Kông hay không?”

Theo bài báo của The Wall Street Journal, trong số các nguyên nhân gây ra vấn đề này là do sự thay đổi chính trị của Hồng Kông, việc ĐCSTQ kiểm soát Đặc khu này ngày càng chặt chẽ và hà khắc hơn, thêm nữa là do ảnh hưởng của đại dịch virus corona. 

Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông cho biết, 42% trong số 325 thành viên của tổ chức thông báo họ đang cân nhắc khả năng rời khỏi đặc khu trong bối cảnh ngày càng bất ổn.

Trong một cuộc họp báo gần đây, khi được hỏi ý kiến về kết quả của một cuộc khảo sát, Bộ trưởng Thương mại Hồng Kông khẳng định: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và đưa ra sự trợ giúp tốt nhất có thể.”

Theo dữ liệu của Cushman & Wakefield, Hồng Kông đã chứng kiến tỷ lệ tuyển dụng thương mại cao nhất trong 15 năm, trong đó 80% là của các công ty quốc tế.

Theo Tạp chí này, trong số các công ty rút khỏi Hồng Kông bao gồm:

  • VF Corp đã đóng cửa một văn phòng ở Hồng Kông với 900 nhân viên sau 25 năm.
  • Sony Interactive Entertainment đã chuyển các giám đốc điều hành khu vực sang Singapore
  • Công ty hàng xa xỉ của châu Âu LVMH sẽ chuyển một số nhân viên của đơn vị rượu Moet Hennessy của mình đặt tại Hồng Kông đến nơi khác.
  • L’Oréal sẽ chuyển một số nhân viên ở trụ sở chính của mình tại Hồng Kông đến nơi khác.

Ngoài ra, Giám đốc điều hành Rob Chipman của Asian Tigers Hong Kong, người đã chuyển đến Hồng Kông từ Hoa Kỳ vào những năm 1980, lưu ý rằng số người chuyển đến Hồng Kông thông qua công ty tái định cư của ông đã giảm 50% trong năm 2019, trong khi số người chuyển ra khỏi Đặc khu này lại tăng lên 30%.

Ông Chipman nói với Wall Street Journal: “Tôi đã chứng kiến rất nhiều những người lưu trú lâu năm ở Hồng Kông đang rời đi, những người giống như tôi [đáng lẽ] thường rời đi trong khoảng thời gian ba năm, nhưng 30 năm sau vẫn ở tại đây, [vì chúng tôi] yêu nó [Hồng Kông], kết hôn và có con, sở hữu doanh nghiệp. Vì vậy, thậm chí một số người trong số những người đó nói rằng, ‘hãy chờ một chút, sẽ có gì đó xảy ra ở đây. [Tuy nhiên], có lẽ đã đến lúc phải rời đi.’”

Dân số khoảng 7,5 triệu người của Hồng Kông đã giảm 46.500 người trong năm 2020. Đây là lần giảm thứ hai kể từ khi vùng đất này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Gia Huy (Theo Newsmax)

Xem thêm:

Gia Huy

Published by
Gia Huy

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

1 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

58 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

1 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

1 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

1 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago