Nielsen IQ: Cứ 100 đồng tiêu cho tiêu dùng nhanh, người Việt mua bia 21 đồng

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen IQ cho biết bia là mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng nhanh tại Việt Nam. Mặt hàng này đóng góp tới 21,1% tổng chi tiêu FFCG (Fast Moving Consumer Goods – ngành hàng tiêu dùng nhanh).

Một thùng bia ướp lạnh tại Hà Nội, năm 2016. (Ảnh minh họa: Vietnam Stock Images/Shutterstock)

Tại hội nghị nhà cung cấp năm 2023 do Công ty MM Mega Market Việt Nam tổ chức ngày 1/12, ông Lê Hoàng Long, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen IQ cho biết khi kinh tế phát triển chậm sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người dân, tiêu thụ những mặt hàng thiết yếu.

Ông Long dẫn chứng qua số liệu của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), từ việc đo lường 70 ngành hàng tiêu dùng nhanh, ở 63 tỉnh thành trong 10 tháng đầu năm 2023 của Nielsen IQ.

Trong giỏ hàng phân bổ mức độ chi tiêu, người dân chi ra 100 đồng cho FMCG thì 21 đồng chi vào mặt hàng bia. Tiếp theo là nước giải khát 19,1%, sữa 13%, thực phẩm 8,7%. Theo ông Long, bia là mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, đóng góp tới 21,1% tổng chi tiêu FMCG.

Vẫn theo đại diện Nielsen IQ, tại quý 3/2023, tốc độ tiêu thụ suy giảm ở tất cả các ngành hàng, nhưng sang tháng 10, ngành hàng tiêu dùng tăng nhanh trong đó mặt hàng bia, nước giải khát đang phục hồi tốt, gồm cả thực phẩm.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tốc độ tăng trưởng FMCG ở kênh phân phối hiện đại là 7,7%, cao hơn nhiều so với mức 2% của kênh tạp hóa.

Theo tin công bố tại hội nghị tập huấn cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá, rượu bia, đồ uống có đường, do Bộ Thông tin và truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge tổ chức hồi đầu tháng 7/2022, Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùng rượu bia ở Việt Nam vào năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp) trong khi đóng góp của ngành rượu bia và nước giải khát vào ngân sách nhà nước năm 2017 là khoảng 50.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD).

Thạc sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay hiện nay thuế rượu bia tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Tỷ trọng thuế rượu bia trên giá bán lẻ chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi đó ở nhiều nước, thuế rượu bia chiếm khoảng 40%-85% giá bán lẻ.

Theo đánh giá, một trong những nguyên nhân sức mua rượu bia tại Việt Nam tăng mạnh là do giá rất rẻ. Giá rượu bia tăng được cho là tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng thu nhập bình quân/người/năm. Vào năm 1998, để mua 10 lít rượu Vodka Hà Nội, rượu vang nội và rượu trắng nội địa, một người phải chi 8,2%; 5,9% và 1,6% GDP/người/năm. Đến năm 2014, tỷ lệ này chỉ còn 2,2%; 1,6%; và 0,4%. Mức giảm cũng tương tự với mặt hàng bia.

Nguyễn Minh

Nguyễn Minh

Published by
Nguyễn Minh

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

51 giây ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

58 phút ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

1 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

2 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

3 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

3 giờ ago