Tập đoàn EVN giữ đề xuất kéo cáp ra Côn Đảo, tổng đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng giá thành điện gió cao, không ổn định nên tiếp tục giữ đề xuất cấp điện cho Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) bằng tuyến cáp ngầm vượt biển, vì cho đây là phương án khả thi nhất. Tổng đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng.

Với thay đổi biên độ từ 3% xuống còn 1%, giá điện có thể sẽ thay đổi nhiều hơn sau khi áp dụng quy định mới. (Ảnh: Evgenii mitroshin/Shutterstock)

Theo Tập đoàn EVN, hiện nguồn điện đang cấp cho Côn Đảo chạy bằng dầu Diesel, trên 15 MW vào năm trước (2022), thiếu hụt so với nhu cầu thực tế của địa phương này và giá cao, truyền thông trong nước đưa tin.

Báo cáo của EVN đưa ra tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân của Côn Đảo giai đoạn 2015-2019 tăng 16-22%. Dự báo nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới, lên cao nhất hơn 27% vào năm 2025.

Bên cạnh đó, EVN cho hay giá thành điện gió cao hơn nhiều so với đầu tư tuyến cáp ngầm vượt biển, Zing đưa tin.

Ngoài ra, với phương án nguồn điện gió ngoài khơi, cơ quan tư vấn cho rằng khu vực biển Côn Đảo có tiềm năng gió lớn, thuận lợi cho phát triển điện gió trên biển.

Tuy vậy, nguồn điện này có tính chất không ổn định, đặc biệt là các tháng chuyển mùa. Khi gió suy yếu thì công suất, lượng điện chỉ cung cấp được 80-90% nhu cầu., không đảm bảo cung cấp điện liên tục, Tập đoàn EVN cho biết.

So với lần đề xuất trước, EVN vẫn đề xuất phương án cấp điện cho huyện Côn Đảo bằng tuyến cáp ngầm vượt biển sau khi đơn vị tư vấn là Ban quản lý dự án điện 3 (thuộc EVN) rà soát nhu cầu phụ tải điện và xây dựng các phương án.

EVN cũng đề xuất phương án đưa điện từ Sóc Trăng ra Côn Đảo với đường dây dài 23,1 km trên bờ, cáp ngầm biển hơn 73 km và cáp ngầm dưới đất 6,1 km cùng với hệ thống trạm biến áp 110 kV. Dự kiến hoàn thành năm 2025.

Tổng kinh phí đầu tư cho dự án nói trên khoảng 4.950 tỷ đồng.

Trước đó, trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công thương của Tập đoàn EVN, đơn vị này cho biết ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.870 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này đã tính toán tình hình tài chính cho năm 2023 u ám hơn năm qua rất nhiều.

Theo đó, năm 2023, Công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia dự kiến lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 64.940 tỷ đồng, nếu giá bán lẻ điện giữ như hiện hành.

Trong đó, 6 tháng đầu năm nay, EVN dự kiến lỗ gần 44.100 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm dự kiến lỗ 20.840 tỷ đồng.

Lũy kế năm vừa qua và năm 2023, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN dự kiến lên tới hơn 93.800 tỷ đồng.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

20 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

36 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

45 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

50 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago