Categories: Kinh TếKinh doanh

Thủ tướng đồng ý cho VTV và SCIC rút khỏi dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam – chủ đầu tư dự án Tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới.

Tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là tháp Sky Tree – Tokyo – Nhật Bản, cao 634m. (Ảnh: shutterstock)

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, ngày 27/10, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về đề nghị thoái vốn của VTV tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đồng ý cho VTV, SCIC thoái vốn khỏi Công ty Cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam, bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, hiệu quả, không để thất thoát vốn nhà nước.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu VTV trao đổi với các đối tác, đề xuất cụ thể tỷ lệ thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam và báo cáo Thủ tướng xem xét.

Chủ đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án Tháp truyền hình Việt Nam thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật và các thủ tục về đất đai có liên quan theo đúng quy định.

Trước đó, Bộ Tài chính đã có công văn gửi đến Văn phòng Chính phủ báo cáo về dự án Tháp truyền hình Việt Nam và có phương án tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam.

Bộ Tài chính cho hay cuối tháng 5/2017, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã có công văn đề nghị thoái toàn bộ hoặc phần lớn vốn tại Công ty Cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam do cần tập trung ưu tiên đầu tư sản xuất chương trình và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình.

Trong khi đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng có chủ trương đưa Công ty Cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam vào danh mục điều chỉnh thực hiện thoái vốn (rút 100% vốn khỏi công ty) do dự án không nằm trong danh mục hiện hữu mà Nhà nước cần chi phối hoặc đầu tư góp vốn trong định hướng phát triển của SCIC.

Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư dự án báo cáo lại Thủ tướng về sự cần thiết thực hiện dự án, mục tiêu và năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư. Việc VTV và SCIC không tham gia dự án đồng nghĩa với việc Nhà nước không đầu tư vốn vào dự án.

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký vào ngày 3/12/2015, Công ty Cổ phần Tháp truyền hình Việt Nam do VTV, SCIC và Tập đoàn BRG thành lập với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Dự án sẽ xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới (636 m) trên diện tích hơn 14 ha tại khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 1,3 – 1,5 tỷ USD cho cả dự án, trong đó 900 triệu đồng dành riêng để làm khối tháp. Theo báo cáo của VTV, ba nhà đầu tư mới góp vốn được 150 tỷ đồng. Dự kiến, tháp truyền hình được xây dựng trong 6 năm và được hoàn thiện, đưa vào sử dụng từ năm 2021.

Diệp Thu

Xem thêm:

Diệp Thu

Published by
Diệp Thu

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

3 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

4 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

4 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

4 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

6 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

6 giờ ago